Dựa vào thông tin trong bài, hãy: Nêu quá trình hình thành các vùng công nghiệp của nước ta
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
Giải Chuyên đề Địa Lí 12 Các loại vùng kinh tế - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 30 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Nêu quá trình hình thành các vùng công nghiệp của nước ta.
- Trình bày đặc điểm phát triển các vùng công nghiệp của nước ta hiện nay.
Lời giải:
- Quá trình hình thành các vùng công nghiệp: tiến hành phân vùng công nghiệp bắt đầu từ những năm đầu của thế kỉ XXI. Đến năm 2006 cả nước chia thành 6 vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái).
+ Vùng 2: 15 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc).
+ Vùng 3: 10 tỉnh ven biển Trung Bộ ( Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)
+ Vùng 4: 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum)
+ Vùng 5: 8 tỉnh Đông Nam Nộ (Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh)
+ Vùng 6: 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long).
Năm 2014, phân bố không gian công nghiệp nước ta được quy hoạch theo 6 vùng kinh tế, gắn với các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng, miền và tạo điều kiện liên kết có hiệu quả.
- Đặc điểm phát triển các vùng công nghiệp:
+ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: các ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, chế biến lâm sản; thủy điện; luyện kim; hóa chất;… Các trung tâm công nghiệp chính tập trung ở khu vực Đông Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Việt Trì.
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng: cơ cấu công nghiệp đa dạng, phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí; sản xuất ô tô; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; hóa chất; nhiệt điện;… Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh,…
+ Vùng Duyên hải miền Trung: hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp ven biển, với các ngành như sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, chế biến thực phẩm; đóng tài, thuyền; luyện kim; hóa dầu và chế biến các sản phẩm từ dầu khí;… Trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng là Đà Nẵng.
+ Vùng Tây Nguyên: cơ cấu ngành công nghiệp khá đơn giản, chủ yếu là công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; khai thác và chế biến khoáng sản; thủy điện; sản xuất vật liệu xây dựng;… Chưa có trung tâm công nghiệp có quy mô đáng kể.
+ Vùng Đông Nam Bộ: cơ cấy công nghiệp đa ngành, tập trung phát triển theo hướng công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn, phát triển công nghiệp phụ trợ. Các ngành công nghiệp quan trọng là cơ khí; dầu khí và các chế phẩm hóa dầu; hóa chất; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm;… TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, một số trung tâm công nghiệp khác như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu; công nghiệp cơ khí nông nghiệp; công nghiệp sản xuất phân bón, hóa phẩm phục vụ nông nghiệp gắn với chế biến khí; công nghiệp năng lượng tái tạo. Trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Cần Thơ.
Lời giải Chuyên đề Địa Lí 12 Các loại vùng kinh tế hay, ngắn gọn khác: