Dựa vào thông tin và hình 2.3, hãy trình bày tóm tắt về các vùng kinh tế ở nước ta


Dựa vào thông tin và hình 2.3, hãy trình bày tóm tắt về các vùng kinh tế ở nước ta.

Giải Chuyên đề Địa Lí 12 Các loại vùng kinh tế - Cánh diều

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 2.3, hãy trình bày tóm tắt về các vùng kinh tế ở nước ta.

Dựa vào thông tin và hình 2.3, hãy trình bày tóm tắt về các vùng kinh tế ở nước ta

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: có cơ cấu chuyển dịch tích cực, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, ngành công nghiệp mới phát triển là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có lịch sử phát triển lâu đời, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước. Vùng có thủ đô Hà Nội, trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ của nước ta.

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: là cầu nối giữa lãnh thổ phía bắc và phía nam của nước ta, giữa nước láng giềng Lào với vùng biển rộng lớn. Phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo có ý nghĩa quan trọng đối với vùng. Có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế giữa vùng với các nước trong khu vực. Trong vùng có 2 tiểu vùng là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Năm 2021, GRDP của vùng chiếm 14,7% cả nước, trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18,8%; công nghiệp, xây dựng chiếm 34%; dịch vụ chiếm 38,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,6%.

- Vùng Tây Nguyên: có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội; là nơi có nhiều dân tộc sinh sống; có vai trò quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là vùng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu, cao su,…), công nghiệp thủy điện và khai thác bô-xít.

- Vùng Đông Nam Bộ: là vùng đi dầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; là đầu tàu kinh tế của cả nước. Vùng có cơ cấu kinh tế hiện đại. Hạt nhân của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm dịch vụ, công nghiệp, tài chish, thương mại, du lịch, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học – công nghệ hàng đầu ở nước ta.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: là vùng trọng điểm sản xuất, xuất khẩu lương thực lớn nhất nước ta; vùng nuôi trồng thủy sản, vựa cây ăn quả hàng đầu cả nước. Đây cũng là vùng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với nhiều nét đặc trưng riêng. Thành phố Cần Thơ và đii thị loại I trực thuộc Trung ương, đồng thời là trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng.

Lời giải Chuyên đề Địa Lí 12 Các loại vùng kinh tế hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: