Trắc nghiệm Chuyên đề Địa Lí 12 Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 30 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Địa Lí 12 Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Chuyên đề học tập Địa Lí 12.

Trắc nghiệm Chuyên đề Địa Lí 12 Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Các sản phẩm làng nghề Việt Nam có thể xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới do

A. kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

B. giá thành sản phẩm thấp.

C. nguồn nguyên liệu dồi dào.

D. chất lượng cao và độc đáo.

Câu 2. Đa số các làng nghề ở Việt Nam có quy mô nào sau đây?

A. Quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình.

B. Quy mô lớn, doanh nghiệp quản lí.

C. Quy mô vừa, chủ yếu là các tư nhân.

D. Quy mô đa dạng, Nhà nước quản lí.

Câu 3. Mô hình sản xuất nào sau đây đang xuất hiện tại một số làng nghề lớn và giúp mở rộng quy mô sản xuất?

A. Công ty tư nhân.

B. Tổ hợp tác, hợp tác xã.

C. Hộ gia đình.

D. Doanh nghiệp nhà nước.

Câu 4. Mô hình nào sau đây tại các làng nghề giúp sản xuất các sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu ra nước ngoài?

A. Cụm công nghiệp làng nghề.

B. Công ty tư nhân quy mô lớn.

C. Hộ gia đình và hợp tác xã.

D. Các doanh nghiệp Nhà nước.

Câu 5. Khi các làng nghề mới hình thành, thị trường tiêu thụ có đặc điểm nào sau đây?

A. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở nông thôn.

B. Chú trọng hướng tới thị trường quốc tế từ đầu.

C. Tập trung vào các kênh thương mại điện tử lớn.

D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố lớn.

Câu 6. Làng nghề truyền thống Việt Nam ban đầu ra đời ở

A. các thành phố lớn.

B. các khu công nghiệp.

C. các vùng nông thôn.

D. trung tâm thương mại.

Câu 7. Các ngành nghề phụ trong làng nghề truyền thống của Việt Nam có hướng phát triển nào sau đây?

A. Không thay đổi, duy trì là nghề phụ ở nông thôn.

B. Dần trở thành ngành sản xuất chính ở một số làng.

C. Chuyển sang chỉ tập trung vào nghề nông và lâm.

D. Chuyển sang lĩnh vực dịch vụ theo hướng hiện đại.

Câu 8.Tiêu chí nào dưới đây không phải là yếu tố xác định một khu vực được công nhận làng nghề?

A. Có tối thiểu 20% số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động sản xuất nghề.

B. Có tối thiểu 2 năm liên tục sản xuất kinh doanh ổn định.

C. Được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm làng nghề.

D. Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định hiện hành.

Câu 9. Làng nghề Việt Nam là một bộ phận của

A. kinh tế đô thị.

B. kinh tế nông thôn.

C. kinh tế dịch vụ.

D. kinh tế công nghiệp.

Câu 10. Nguồn nguyên liệu của các làng nghề truyền thống chủ yếu từ

A. nhập khẩu ngoài nước.

B. nhập từ địa phương khác.

C. có sẵn tại địa phương.

D. được Nhà nước tài trợ.

Câu 11. Công nghệ truyền thống trong các làng nghề Việt Nam chủ yếu được tạo ra bởi

A. các nhà khoa học, kỹ sư có trình độ chuyên môn.

B. người lao động trong làng nghề qua nhiều thế hệ.

C. các công ty công nghệ lớn nằm ngoài lãnh thổ.

D. Chính phủ, người lao động có chuyên môn cao.

Câu 12. Người Việt đã phát minh ra công thức hợp kim đồng thau và đồng thanh vào thời kì nào sau đây?

A. Thời kì Đông Sơn.

B. Thời kì Phùng Nguyên.

C. Thời kì Đinh - Lê.

D. Thời kì Lý - Trần.

Câu 13. Nghề thủ công nào sao đây không nằm trong 7 nhóm nghề lớn được phát triển vào thời kì Đông Sơn?

A. Nghề chế tạo thuỷ tinh.

B. Nghề chế tác đá.

C. Nghề chế tạo đồ sắt.

D. Nghề mộc và sơn.

Câu 14. Thời kỳ nào sau đây đánh dấu sự hình thành của 36 phố phường tại Kinh thành Thăng Long với các phường nghề nổi tiếng?

A. Thời Lý - Trần.

B. Thời Lê - Mạc.

C. Thời Đinh - Tiền Lê.

D. Thời Nguyễn.

Câu 15. Phường làm giấy dó nổi tiếng tại Kinh thành Thăng Long thời Lê - Mạc có tên là

A. Yên Ninh.

B. Yên Phụ.

C. Nghi Tàm.

D. Yên Thái.

Câu 16. Phường đúc đồng nổi tiếng ở Kinh thành Thăng Long thời kỳ Lê - Mạc được gọi là

A. phường Hàng Bạc.

B. phường Hàng Đồng.

C. phường Ngũ Xá.

D. phường Hàng Trống.

Câu 17. Làng nghề đúc đồng nổi tiếng xuất hiện ở Đàng Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh có nguồn gốc từ miền Bắc là

A. Phước Kiều (Quảng Nam).

B. Non Nước (Đà Nẵng).

C. Tân Bình Hiệp (Bình Dương).

D. Kim Bồng (Quảng Nam).

Câu 18. Nghề đá mỹ nghệ nổi tiếng tại Đà Nẵng trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh là

A. đá mỹ nghệ Thanh Hóa.

B. đá mỹ nghệ Ninh Bình.

C. đá mỹ nghệ Non Nước.

D. đá mỹ nghệ Lạng Sơn.

Câu 19. Làng nghề đóng vai trò nào sau đây đối với nhiều gia đình ở nông thôn?

A. Cung cấp các dịch vụ giáo dục.

B. Mang lại nguồn thu nhập chính.

C. Không gian sinh hoạt chủ yếu.

D. Đảm bảo trật tự cho địa phương.

Câu 20. Sự phát triển của làng nghề góp phần vào

A. xây dựng các khu công nghiệp, các trung tâm công nghệ cao.

B. cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế cộng đồng nông thôn.

C. tăng cường quan hệ quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

D. bảo vệ di sản văn hóa và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

Câu 21. Việc xuất khẩu sản phẩm làng nghề mang lại lợi ích nào sau đây cho Việt Nam?

A. Tăng cường quan hệ ngoại giao.

B. Đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể.

C. Giảm thiểu tỷ lệ thiếu việc làm.

D. Tăng cường về giao lưu văn hóa.

Câu 22. Các làng nghề của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Miền Trung.

B. Miền Nam.

C. Tây Nguyên.

D. Miền Bắc.

Câu 23. Tỉnh, thành phố nào sau đây có số lượng làng nghề đang hoạt động được công nhận nhiều nhất?

A. Hà Nội.

B. Thái Nguyên.

C. Thái Bình.

D. Nam Định.

Câu 24. Công nghệ truyền thống của làng nghề Việt Nam chủ yếu mang lại đặc trưng nào sau đây cho sản phẩm?

A. Đồng nhất về hình thức và chất lượng.

B. Chi phí sản xuất thấp và giá thành cao.

C. Sự tinh tế và các đặc trưng riêng biệt.

D. Khả năng tự động hóa và thẩm mĩ cao.

Câu 25. Nhược điểm chủ yếu của các hộ sản xuất tại làng nghề là

A. tiếp nhận, đổi mới công nghệ còn chậm.

B. khó tận dụng các nguồn lực địa phương.

C. dễ dàng tiếp nhận các đơn đặt hàng lớn.

D. hạn chế về năng lực quản lí và tài chính.

Câu 26. Các sản phẩm làng nghề Việt Nam có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Chỉ phục vụ thị trường trong nước.

B. Được sản xuất hàng loạt, đa dạng.

C. Thủ công, độc đáo, chất lượng cao.

D. Sản xuất bằng máy móc hiện đại.

Câu 27. Làng nghề giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn bằng cách nào sau đây?

A. Tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định.

B. Giảm bớt hoạt động sản xuất nông nghiệp.

C. Đảm bảo mọi người đều có thu nhập cao.

D. Cung cấp các dịch vụ giải trí, trải nghiệm.

Câu 28. Nghề thủ công ở làng nghề Việt Nam có mối liên hệ nào sau đây đối với nông nghiệp?

A. Phát triển độc lập, không liên quan đến hoạt động của nông nghiệp.

B. Chỉ phát triển ở các khu vực đô thị, gắn liền với văn minh lúa nước.

C. Phát triển do nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, thị trường mở rộng hơn.

D. Bắt đầu từ nông nghiệp và gắn với phân công lao động ở nông thôn.

Câu 29. Sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ mới trong sản xuất tại các làng nghề Việt Nam nhằm mục đích nào sau đây?

A. Giữ nguyên các kĩ thuật truyền thống, tạo ra giá trị bền vững.

B. Cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

C. Loại bỏ hoàn toàn công nghệ, kĩ thuật sản xuất truyền thống.

D. Sử dụng công nghệ mới để thay thế công nghệ truyền thống.

Câu 30. Ưu điểm của hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình tại làng nghề là

A. tự chủ, tận dụng được lao động và thời gian nhàn rỗi.

B. khả năng tiếp nhận các đơn đặt hàng lớn và giá trị cao.

C. dễ dàng đổi mới công nghệ, thay đổi không gian nghề.

D. năng lực quản lí trong sản xuất, nguồn vốn đầu tư lớn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: