Nhôm có thể được tái chế từ các phế liệu nhôm như vỏ lon nhôm chậu nhôm


Nhôm có thể được tái chế từ các phế liệu nhôm như vỏ lon nhôm, chậu nhôm, … Việc tái chế nhôm có lợi ích gì so với việc điều chế nhôm từ quặng?

Giải Chuyên đề Hóa 12 Bài 3: Quy trình thủ công tái chế kim loại và một số ngành nghề liên quan đến hoá học tại địa phương - Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 19 Chuyên đề Hóa học 12: Nhôm có thể được tái chế từ các phế liệu nhôm như vỏ lon nhôm, chậu nhôm, … Việc tái chế nhôm có lợi ích gì so với việc điều chế nhôm từ quặng?

Lời giải:

Việc tái chế nhôm mang lại nhiều lợi ích so với việc điều chế nhôm từ quặng:

- Tiết kiệm năng lượng hơn: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sản xuất nhôm từ quặng cần năng lượng điện là 45 kWh/kg nhôm trong khi sản xuất nhôm từ phế liệu nhôm chỉ cần 2,8 kWh/kg nhôm.

- Bảo vệ môi trường hơn: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên quy mô toàn cầu, công nghiệp sản xuất nhôm phát thải khoảng 3% tổng lượng khí nhà kính (chiếm khoảng 15% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực công nghiệp). Tính trung bình, quá trình sản xuất nhôm từ quặng phát thải 12 kg CO2/ kg, trong khi sản xuất nhôm từ phế liệu chỉ phát thải 0,6 kg CO2/ kg.

- Tiết kiệm tài nguyên: Tái chế kim loại giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại lợi ích lâu dài cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Ngoài ra việc tái chế nhôm từ phế liệu còn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất kim loại, tạo việc làm cho người lao động, giảm thiểu diện tích bãi chứa phế liệu kim loại và hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm …

Lời giải bài tập Chuyên đề Hóa 12 Bài 3: Quy trình thủ công tái chế kim loại và một số ngành nghề liên quan đến hoá học tại địa phương hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: