Vận dụng khái niệm năng lượng hoạt hoá để giải thích vai trò của xúc tác


Giải Chuyên đề Hóa học 10 Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Em có thể trang 23 trong Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học sách Kết nối tri thức. Với lời giải hay nhất, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Hóa 10.

Em có thể trang 23 Chuyên đề Hóa học 10: Vận dụng khái niệm năng lượng hoạt hoá để giải thích vai trò của xúc tác trong một số quá trình tự nhiên như: tiêu hoá thức ăn trong cơ thể người, động vật, ... và một số quá trình sản xuất: sulfuric acid, acetic acid, rượu, bia, ...

Lời giải:

Năng lượng hoạt hóa (Ea) là năng lượng tối thiểu mà các chất phản ứng cần có để phản ứng hóa học có thể xảy ra. Để phản ứng hóa học xảy ra thì các phân tử chất phản ứng phải va chạm vào nhau, nhưng không phải va chạm nào đều gây ra phản ứng, mà chỉ những va chạm có hiệu quả mới gây ra phản ứng. Trên thực tế có rất nhiều phản ứng có năng lượng hoạt hóa lớn như: tiêu hoá thức ăn trong cơ thể người, động vật, ... và một số quá trình sản xuất: sulfuric acid, acetic acid, rượu, bia, ...

⇒ Chất xúc tác làm phản ứng theo nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có năng lượng hoạt hóa thấp hơn năng lượng của phản ứng khi không có xúc tác, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.

Ví dụ:

- Có ba loại enzyme tiêu hóa chính. Chúng được phân loại dựa trên các phản ứng mà chúng giúp xúc tác:

1. Amylase phân hủy tinh bột và carbohydrate thành đường.

2. Protease phân hủy protein thành các axit amin.

3. Lipase phân hủy lipid, là chất béo và dầu, thành glycerol và axit béo.

- Platinium (Pt), vanadium pentoxide (V2O5) được sử dụng trong quá trình oxi hóa SO2 thành SO3 để sản xuất sulfuric acid.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: