Phản ứng cháy, nổ xảy ra phổ biến trong tự nhiên, đời sống và sản xuất


Giải Chuyên đề Hóa học 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy, nổ

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Mở đầu trang 28 trong Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy, nổ sách Kết nối tri thức. Với lời giải hay nhất, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Hóa 10.

Mở đầu trang 28 Chuyên đề Hóa học 10: Phản ứng cháy, nổ xảy ra phổ biến trong tự nhiên, đời sống và sản xuất. Dựa vào các tính của vật liệu, con người có thể điều khiển quá trình cháy, nổ xảy ra đúng mục đích, an toàn. Ngược lại, một vụ cháy, nổ bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vậy phản ứng cháy, nổ là gì? Chúng xảy ra khi hội tụ đủ các yếu tố nào?

Lời giải:

- Phản ứng cháy là phản ứng oxi hóa – khử có tỏa nhiệt và phát sáng.

- Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt và ánh sáng, gây ra sự tăng thể tích đột ngột, tạo ra tiếng nổ mạnh.

- Phản ứng cháy xảy ra khi và chỉ khi:

+ Chất cháy là chất có thể cháy được.

+ Chất oxi hóa là chất gây cháy, thường là oxygen.

+ Nguồn nhiệt: cung cấp nhiệt hoặc gây bắt lửa.

- Phản ứng nổ xảy ra khi và chỉ khi:

+ Nổ lý học: là nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp lực khác…)

+ Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.

+ Nổ hạt nhân: là vụ nổ gây bởi phản ứng nhiệt hạch hoặc phản ứng phân hạch.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: