Giải thích tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh


Giải Chuyên đề Hóa học 10 Bài 7: Hóa học về phản ứng cháy, nổ

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vận dụng trang 47 Chuyên đề Hóa học 10 trong Bài 7: Hóa học về phản ứng cháy, nổ sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay và chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Hóa 10.

Vận dụng trang 47 Chuyên đề Hóa học 10: Giải thích tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm,... không sử dụng nước, CO2, cát (thành phần chính là SiO2), bọt chữa cháy (hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt) để dập tắt đám cháy?

Lời giải:

- Không sử dụng nước để dập tắt các đám cháy bằng kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm,...Vì các kim loại này có khả năng tác dụng với nước giải phóng hydrogen, dẫn đến xảy ra một vụ nổ hơi làm văng các kim loại này đi khắp nơi dẫn đến đám cháy lan rộng. Hơn nữa, một số kim loại khi bị đốt nóng sẽ phân tách nước thành oxygen và hydrogen có thể tạo ra một vụ nổ hydrogen lớn.

- Không dùng khí CO2 để chữa đám cháy magie vì khi magie cháy nếu có mặt CO2 sẽ xảy ra phản ứng: 2Mg + CO2 → 2MgO + C. Phản ứng trên tỏa nhiệt rất mạnh và tạo ra muội than. Muội than này tiếp tục cháy và làm cho đám cháy càng khó kiểm soát.

- Không dùng cát để chữa đám cháy kim loại magie vì magie có thể phản ứng với SiO2 thành phần chính có trong cát, làm đám cháy càng khó kiểm soát.

- Không dùng bọt chữa cháy, vì chúng sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với không khí và nước có trong bọt.

Quan sát Hình 3.1, cho biết số va chạm hiệu quả và khả năng xảy ra phản ứngGiải thích tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh

- Không dùng bột chữa cháy có chứa NaHCO3 vì khi nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành CO2 và lại tiếp tục phản ứng với Mg khiến đám cháy lan rộng hơn.

Quan sát Hình 3.1, cho biết số va chạm hiệu quả và khả năng xảy ra phản ứngGiải thích tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: