Vì sao pháp luật nước ta lại xóa bỏ chế độ hôn nhân đa thê?
Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 2: Hôn nhân
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 b) trang 13 trong Bài 2: Hôn nhân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 Cánh diều.
b) trang 13 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc các ý kiến dưới đây và trả lời câu hỏi
Ý kiến 1: Nam nữ yêu nhau được tự quyết định việc hôn nhân của mình mà không chịu bất kì sự ép buộc hay cản trở nào.
Ý kiến 2: Xã hội phong kiến duy trì chế độ hôn nhân đa thể. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000, 2014 của nước ta đã xoá bỏ chế độ hôn nhân đa thể và ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Ý kiến 3: Khi nam nữ kết hôn và được pháp luật công nhận thì vợ hoặc chồng không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
Ý kiến 4: Sau khi kết hôn vợ chồng có quyền như nhau trong việc quyết định mọi vấn đề của đời sống gia đình như lựa chọn nơi cư trú, tổ chức cuộc sống, quyết định sinh con, giáo dục con cái, quản lý tài sản,...
b) Vì sao pháp luật nước ta lại xóa bỏ chế độ hôn nhân đa thê? Em có thể nói gì về chế độ hôn nhân này?
Lời giải:
Yêu cầu b)
- Pháp luật nước ta xóa bỏ chế độ hôn nhân đa thê vì chế độ hôn nhân đó bộc lộ bản chất phụ quyền, phân biệt và coi thường địa vị của người phụ nữ trong xã hội.
- Thời kỳ phong kiến, chế độ hôn nhân được hình thành chủ yếu do cha mẹ, họ hàng hai bên sắp đặt, không xuất phát từ tình cảm, tình yêu đôi lứa. Thời kỳ đó vợ chồng đối xử với nhau mang nặng tình nghĩa, chứ yếu tố chung thủy ít được đề cao, vì thời kỳ đó hai từ “chung thủy” thường chỉ nhắc đến cho người phụ nữ, người vợ:“Trai anh hùng năm thê, bảy thiếp/ Gái chính chuyên chỉ có một chồng”.Người phụ nữ trong xã hội ấy luôn luôn phải chịu sự sắp đặt từ phía cha mẹ, gả đi rồi thì phải chịu sự sắp đặt của chồng. Trong gia đình ấy, người phụ nữ không có quyền và tiếng nói riêng.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo