Nguyên tắc pháp chế là gì? Nguyên tắc này được thể hiện trong Bộ luật Hình sự
Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 Câu hỏi trang 43 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 CTST.
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi trang 43 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Nguyên tắc pháp chế là gì? Nguyên tắc này được thể hiện trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như thế nào?
Lời giải:
- Nguyên tắc pháp chế là việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Hình sự trong truy cứu trách nhiệm hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Chỉ được kết tội bằng tội danh được quy định trong Luật Hình sự, chỉ được tuyên hình phạt trong khung hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định.
- Nguyên tắc pháp chế trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
+ Những hành vi bị coi là tội phạm phải được quy định thành các tội danh cụ thể và được mô tả rõ ràng bởi quy phạm pháp luật hình sự;
+ Những loại hình phạt có thể được áp dụng cho người phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự) phải được quy định bởi quy phạm pháp luật hình sự và phải được xác định cho từng tội danh đã được quy định;
+ Các căn cứ của việc quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự) phải được quy định thống nhất bởi quy phạm pháp luật hình sự;
+ Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội (cũng như pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự) phải tuân thủ các quy định của ngành luật hình sự: Chỉ được kết tội họ về tội danh đã được quy phạm pháp luật hình sự quy định cũng như chỉ được tuyên hình phạt trong phạm vi mức độ cho phép của quy phạm pháp luật hình sự.