Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch cuộc thi vẽ tranh cổ động
Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 Luyện tập 5 trang 50 trong Bài 9: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 Cánh diều.
Luyện tập 5 trang 50 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch cuộc thi vẽ tranh cổ động nhằm tuyên truyền về pháp luật hình sự.
Lời giải:
Gợi ý:
- Lập kế hoạch: Mục đích, thể lệ, đối tượng dự thi, thời gian đăng kí, hình thức thi, yêu cầu về sản phẩm, tiêu chí chấm điểm, cơ cấu giải thưởng, xây dựng chương trình,…
- Tổ chức cuộc thi vẽ tranh theo kế hoạch: Địa điểm tổ chức, cách trưng bày sản phẩm, ban giám khảo,…
Trả lời:
(*) Gợi ý bước lập kế hoạchcuộc thi vẽ tranh cổ động nhằm tuyên truyền về pháp luật hình sự.
- Mục đích:
+ Nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về pháp luật hình sự, giúp cho công tác tuyên truyền được sâu rộng đến đối tượng học sinh, từng bước nâng cao nhận thức của học sinh đối với pháp luật hình sự.
+ Triển khai sâu rộng đến các cơ sở, thu hút sự tham gia của toàn thể các lứa tuổi học sinh; thông qua cuộc thi khai thác những ý tưởng thực tế của học sinh về pháp luật hình sự, làm cơ sở để tổ chức tuyên truyền có hiệu quả, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hình sự ở đối tượng học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
- Thể lệ:
+ Tranh được vẽ trên giấy trắng khổ A3;
+ Tranh được vẽ bằng các loại màu sắc tùy chọn như: bột màu, sáp màu, sơn dầu, màu nước, bút dạ màu,...;
+ Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà/trường học và số điện thoại (thí sinh/người giám hộ) vào mặt sau của bức tranh;
+ Mỗi cá nhân có thể gửi từ 1 đến 3 tranh;
+ Tranh dự thi phải chưa từng tham gia dự thi ở bất kỳ cuộc thi nào trong nước và quốc tế; là những bức tranh chưa được trưng bày, triển lãm, đăng tải trên các ấn phẩm, sách báo, tạp chí hoặc trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào;
+ Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với những bức tranh bị thất lạc trong quá trình vận chuyển;
+ Tranh gửi dự thi không bị nhàu nát
+ Ban Tổ chức không trả lại tranh đã gửi tham gia cuộc thi nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền sau hoạt động.
- Đối tượng dự thi:
+ Là học sinh ở các đơn vị trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố.
- Thời gian đăng kí:
+ Từ ngày ……/…../2022 đến ……../……../2022: Ban tổ chức nhận tranh dự thi
+ Từ ngày ……/……./2022 đến ……./……../2022: Ban tổ chức tiến hành chấm thi
- Hình thức thi: Mỗi đối tượng tham gia dự thi ít nhất 1 tranh, tối đa không quas 3 tranh vẽ (theo nhiều thể loại).
- Yêu cầu về sản phẩm:
+ Nội dung: Phải mang tính tuyên truyền, cổ động, phản ánh được các nội dung của pháp luật hình sự.
+ Hình thức tranh: Tranh tuyên truyền cổ động, tranh biếm họa, tranh hướng dẫn về việc thực hiện pháp luật hình sự.
+ Tranh vẽ bằng màu nước, màu bột, màu chì, sơn dầu; kích thước tranh theo khổ A3.
- Tiêu chí chấm điểm:
+ Đúng nội dung: 5 điểm
+ Đúng hình thức: 2 điểm
+ Sáng tạo: 1 điểm
+ Tính thẩm mỹ: 2 điểm
- Cơ cấu giải thưởng:
+ 1 giải Nhất (2.000.000 đồng/giải)
+ 2 giải Nhì (1.500.000 đồng/giải)
+ 3 giải Ba (1.000.000 đồng/giải)
+ 5 giải Khuyến khích (500.000 đồng/giải)
- Địa điểm tổ chức: Thí sinh chuẩn bị và vẽ sản phẩm tại nhà. Sau khi nộp và chấm sản phẩm, tranh sẽ được trưng bày tại sân trường.
- Ban giám khảo: Gồm đại diện Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên Mỹ thuật, đại diện Hội mỹ thuật Thành phố do Ban tổ chức cuộc thi mời cộng tác.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo