Em hãy viết một bài thuyết trình bày tỏ suy nghĩ về tình yêu tuổi học trò
Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Tình yêu
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 Vận dụng 1 trang 9 trong Bài 1: Tình yêu sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 KNTT.
Vận dụng 1 trang 9 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy viết một bài thuyết trình bày tỏ suy nghĩ về tình yêu tuổi học trò.
Lời giải:
(*)Tham khảo:
- Người ta thường nói "mối tình năm 17 tuổi là mối tình đi suốt cuộc đời bạn” có lẽ là sẽ đúng. Một mối tình ngây thơ, khờ dại tuổi học trò, một tình yêu tinh khiết, trong sáng. Chắc có lẽ mỗi chúng ai cũng sẽ trải qua mối tình năm 17 tuổi này. Có người cho rằng mối tình tuổi học trò này không tốt, cũng có người cho rằng đây là một tình yêu chân thành nhất của con người, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này
- Định nghĩa tình yêu tuổi học trò:
+ Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và đơn giản
+ Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu ngộ ngĩnh với nhất những biểu hiện chân thành
+ Tình yêu tuổi học trò đơn giản là chờ nhau đi học, cùng nhau ăn vặt, cùng nhau dạo chơi, …
- Mặt tích cực và tiêu cực của tình yêu học trò:
* Tích cực:
+ Về mặt tâm lí: Đây là một trong những lộ trình phát triển bản thân và giúp hoàn thiện tâm lí bản thân hơn; Tình yêu tuổi học trò sẽ giúp con người trở nên vị tha, thấu hiểu và đồng cảm hơn; Giúp hoàn thiện một cách, lối sống và suy nghĩ hơn
+ Về mặt học tập: Giúp giải tỏa phiền muộn và bớt căng thẳng hơn trong học tập; Giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi và cố gắng học để không thua kém người kia; Có một người bạn tri kỉ, chia sẻ và thấu hiểu mọi chuyện buồn vui
* Mặt tiêu cực:
+ Sao nhãng việc học hành: khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn.Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít, đa số tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin, chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì còn lấy đâu thời gian dành cho việc học.
+ Thiếu kinh nghiệm cuộc sống: khi nảy sinh tình yêu với người kia ở tuổi học trò, lúc ấy, bạn chỉ muốn dành trọn cho người đó mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Chính sự non nớt trong suy nghĩ, trong trải nghiệm sống, nhiều cô cậu học sinh đã mắc phải những sai lầm, mà người chịu thiệt thòi chính là bản thân các bạn.Tình yêu ở tuổi học trò, chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.
+ Dễ để lại hậu quả về tình dục: tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy nếu không tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện đáng buồn.
+ Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ: sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em học sinh.Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ thông minh khi yêu.
* Kết luận:
- Nhận thức đúng đắn về tình yêu học trò
- Nếu có yêu trong thời gian đi học thì không nên làm ảnh hưởng đến việc học tập
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo