Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về pháp luật lao động
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về pháp luật lao động? Vì sao?
Giải Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động - Cánh diều
Luyện tập 1 trang 29 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về pháp luật lao động? Vì sao?
A. Thuê mướn lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.
B. Quan hệ pháp luật lao động chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động.
C. Năng lực pháp luật lao động của người lao động là khả năng pháp luật quyết định cho họ có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động.
D. Người sử dụng lao động là cá nhân 18 tuổi có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.
E. Pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người giúp việc trong gia đình.
Lời giải:
- Nhận định a. Đồng tình. Vì: Pháp luật lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động. Trong đó: quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động.
- Nhận định b. Đồng tình, Vì: Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Các bên tham gia phải là người trực tiếp giao kết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận.
- Nhận định c. Không đồng tình. Vì: năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi nhận cho công dân có quyền lao động, được hưởng quyền và có thể tự mình thực hiện nghĩa vụ của người lao động.
- Nhận định d. Không đồng tình, vì: Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019)
- Nhận định e. Không đồng tình, vì: pháp luật lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động.
Lời giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động hay, ngắn gọn khác: