Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Trường hợp a. Vợ chồng anh B cùng là doanh nhân
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Giải Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản - Kết nối tri thức
Luyện tập 4 trang 41 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Trường hợp a. Vợ chồng anh B cùng là doanh nhân, mặc dù thu nhập khá cao song công việc của hai anh chị khá bận rộn, không có nhiều thời gian để làm việc nhà. Bố mẹ anh đều đã cao tuổi, mẹ anh lại có bệnh nền, cần phải được chăm sóc thường xuyên. Các con anh chị còn nhỏ, phải tập trung học tập nên cũng không có nhiều thời gian để chăm sóc ông bà.
Theo em, vợ chồng anh B có thể làm gì để thực hiện được nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ?
- Trường hợp b. Vợ chồng ông X có một khối tài sản chung khá lớn. Ông X rất muốn sau khi chết có thể để lại một phần di sản của mình để thờ cúng tổ tiên, một phần cho quỹ từ thiện mang tên ông, phần còn lại dành cho con cháu. Ông rất băn khoăn chưa biết làm cách nào để thực hiện được ý nguyện của mình.
1 Em hãy tư vấn cho ông X cách để thực hiện được ý nguyện đó.
2 Nếu viết di chúc, ông X có thể định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng ông không? Vì sao?
Lời giải:
* Trả lời câu hỏi trường hợp a) Để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ, vợ chồng anh B có thể:
+ Thu xếp công việc một cách hợp lý, dành thời gian để quan tâm, chăm sóc sức khỏe bố mẹ.
+ Trong trường hợp không thể sắp xếp được thời gian, vợ chồng anh B có thể thuê thêm người đáng tin cậy để phụ giúp việc chăm sóc, trông nom bố mẹ.
* Trả lời câu hỏi trường hợp b)
- Yêu cầu số 1: Để thực hiện được ý nguyện đó, ông X nên lập di chúc. Để di chúc này được coi là hợp pháp, ông X cần:
+ Lập di chúc khi sức khỏe còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
+ Lập di chúc thành văn bản và mang bản di chúc đó tới cơ quan có thẩm quyền để chứng thực.
+ Trong trường hợp không thể hoặc không muốn lập di chúc bằng văn bản, ông X có thể lập di chúc bằng miệng trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau khi ông X lập di chúc bằng miệng, người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày ông X lập di chúc, thì bản di chúc đó cần phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Yêu cầu số 2: Ông X không thể định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng ông. Ông X chỉ có quyền định đoạt khối tài sản của riêng ông. Vì: theo quy định của pháp luật:
+ Tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản chung và tài sản riêng.
+ Đối với tài sản chung: vợ và chồng bình đẳng ngang nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Lời giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản hay, ngắn gọn khác: