Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
Giải Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12 Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội - Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1 trang 14 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã làm suy giảm đạo đức, lối sống của người Việt Nam.
b. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã làm tăng cơ hội du học và làm việc tại nước ngoài, từng bước nâng tầm vị thế của người Việt Nam trên quốc tế.
c. Tâm lí tự chủ, thực dụng, lối sống tư duy táo bạo, thích khám phá, dám nghĩ, dám làm trong khởi nghiệp và phát triển kinh tế là sự chuyển đổi mạnh trong lối sống của người Việt.
d. Chất lượng dân số của Việt Nam có dấu hiệu phát triển về thể lực, trí lực và tinh thần; nhất là năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
e. Nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế, nhiều người dân có cơ hội làm việc tại nước ngoài và cũng gia tăng tình trạng xuất khẩu lao động trái phép.
g. Nguyên nhân làm thay đổi đạo đức, lối sống của người Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá là sự tiếp thu không có chọn lọc các giá trị đạo đức, lối sống từ các sản phẩm của truyền thông và giải trí.
Lời giải:
- Không đồng tình với nhận định a vì quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế mang đến hai mặt của sự thay đổi là mặt tích cực và mặt tiêu cực trong vấn đề đạo đức, lối sống của người Việt Nam.
- Đồng tình với nhận định b vì quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế giúp Việt Nam được tiếp cận với nhiều sự tiến bộ của các quốc gia khác về kiến thức, việc làm, vì vậy đã làm tăng cơ hội du học và làm việc tại nước ngoài, từng bước nâng tầm vị thế của người Việt Nam trên quốc tế.
- Đồng tình với nhận định c vì phát triển kinh tế đất nước là sự chuyển đổi mạnh trong lối sống của người Việt, mỗi người dân cần phải tự thích nghi với thời đại công nghệ mới, vì vậy sẽ sinh ra tâm lí tự chủ, thực dụng, lối sống tư duy táo bạo, thích khám phá, dám nghĩ, dám làm trong khởi nghiệp và phát triển kinh tế.
- Đồng tình với nhận định d vì khi phát triển kinh tế, Việt Nam được tiếp cận với sự phát triển của khoa học - công nghệ, y tế, kĩ thuật khám chữa bệnh tiên tiến trên toàn thế giới. Đây là cơ hội để nâng cao chất lượng con người Việt Nam về thể lực, trí lực và tinh thần; nhất là năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Đồng tình với nhận định e vì muốn phát triển kinh tế, Việt Nam cần phải thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế để thu hút những nguồn đầu tư từ nước ngoài, vì vậy đã tạo điều kiện cho nhiều người dân có cơ hội làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, việc mở cửa nền kinh tế cũng làm cho Việt Nam gia tăng tình trạng xuất khẩu lao động trái phép.
- Không đồng tình với nhận định g vì không phải sự thay đổi trong đạo đức, lối sống nào cũng đến từ các sản phẩm truyền thông, giải trí, mà còn bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh khác như: du học, giao lưu văn hoa, xuất khẩu lao động, nghiên cứu khoa học, ...
Lời giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội hay, ngắn gọn khác: