Em hãy xác định trên Hình 2.22 vị trí phân bố các di sản văn hoá phi vật thể
Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi 2 trang 32 Chuyên đề Lịch sử 10 trong Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Sử 10.
Câu hỏi 2 trang 32 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy xác định trên Hình 2.22 vị trí phân bố các di sản văn hoá phi vật thể được giới thiệu trong bài học và rút ra những nhận xét.
Lời giải:
- Vị trí phân bố các di sản văn hoá phi vật thể được giới thiệu trong bài học:
+ Nhã nhạc cung đình Huế => Phân bố chủ yếu ở: Thừa Thiên Huế
+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên => Phân bố chủ yếu ở: các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
+ Ca trù => Phân bố chủ yếu ở một số tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, như: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ => Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) và toàn bộ khu vực Nam Bộ.
+ Nghi lễ và trò chơi Kéo co => Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ: Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh.
- Nhận xét:
+ Có những di sản văn hóa phân bố trên phạm vi của một tỉnh/ thành phố. Ví dụ: Nhã nhạc cung đình ở Huế; hát Xoan ở Phú Thọ…
+ Có những di sản văn hóa phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở nhiều tỉnh/ thành. Ví dụ: Đờn ca tài tử phân bố ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và toàn bộ các tỉnh Nam Bộ; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên phân bố ở khắp các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên…
+ Một số di sản văn hóa thường có tên gọi gắn liền với địa bàn phân bố của di sản. Ví dụ: nghệ thuật ví, dặm Nghệ - Tĩnh; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên…