Thu thập sử liệu và trình bày một vấn đề của lịch sử Việt Nam


Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vận dụng 1 trang 22 trong Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Sử 10.

Vận dụng 1 trang 22 Chuyên đề Lịch sử 10: Thu thập sử liệu và trình bày một vấn đề của lịch sử Việt Nam theo một trong số các lĩnh vực chuyên biệt: văn hoá, tư tưởng, xã hội, kinh tế.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: thành tựu kinh tế Việt Nam trong những năm 2001 - 2020

- Trong những năm 2001 - 2020, đất nước Việt Nam thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 nhằm xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

- Do tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu to lớn.

+ Kinh tế liên tục tăng trưởng, đưa nước Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (năm 2008).

+ Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001.

+ Tốc độ tăng GDP tương đối cao, bình quân năm trong giai đoạn 2001 - 2010 tăng 7,26%, đạt xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000. Trong giai đoạn 2011 - 2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008.

+ GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.715 USD, gấp 15 lần năm 1990; thu nhập bình quân đầu người 1 tháng đạt 4.294,5 nghìn đồng, gấp 12 lần năm 2002.

+ Chất lượng tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế ngày một lớn.

+ Năng suất lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn 2016 - 2019, năng suất lao động toàn nền kinh tế tăng 5,86%/năm, cao hơn tốc độ 4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015.

+ Cơ cấu kinh tế nước Việt Nam đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các ngành, trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước Việt Nam hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới.

+ Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2019 gấp 20,2 lần giai đoạn 1991 - 2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 2001 - 2010.

+ Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP từ 112,5% năm 2000 tăng lên 142,2% năm 2005; 152,2% năm 2010 và 210,4% vào năm 2019.

+ Năm 2019, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.028 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 38.951,7 triệu USD, gấp 19,1 lần và 24,3 lần so với giai đoạn 1988 - 1990.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Xem thêm lời Giải Bài tập Chuyên đề Sử 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: