Từ nội dung chuyên đề và sưu tầm thêm tài liệu từ sách, internet, lập kế hoạch bảo tồn
Từ nội dung chuyên đề và sưu tầm thêm tài liệu từ sách, internet, lập kế hoạch bảo tồn và quảng bá một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc hoặc của địa phương.
Giải Chuyên đề Lịch Sử 11 Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam - Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 21 Chuyên đề Lịch Sử 11: Từ nội dung chuyên đề và sưu tầm thêm tài liệu từ sách, internet, lập kế hoạch bảo tồn và quảng bá một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc hoặc của địa phương.
Lời giải:
(*) Bài tham khảo: Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan (Phú Thọ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích.
- Nhằm cụ thể hóa, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan Phú Thọ
2. Yêu cầu.
- Các công việc thực hiện phải bám sát nội dung của đề án “Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2013 - 2015)”; đảm bảo đồng bộ theo các quy định của Công ước UNESCO và văn bản hướng dẫn thực hiện Công ước, Quyết định của Ủy ban Liên Chính Phủ; trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 và những năm trước đây để bổ sung cho phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
- Phát huy được ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình của các nghệ nhân, nhân dân ở các phường Xoan gốc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch phải được sự chỉ đạo chặt chẽ, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.
II. NỘI DUNG:
- Công việc số 1. Tiếp tục triển khai công tác truyền dạy và thực hành hát Xoan cho các đối tượng là hạt nhân văn nghệ của các câu lạc bộ hát Xoan và Dân ca trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:
+ Nội dung truyền dạy, thực hành: Trên cơ sở lựa chọn truyền dạy một số bài hát Xoan ở 3 chặng Xoan cổ.
+ Đối tượng tham gia: Đại diện ban chủ nhiệm, hạt nhân tiêu biểu của 34 Câu lạc bộ hát Xoan và Dân ca Phú Thọ trên địa bàn tỉnh: Cụ thể 02 học viên/01 câu lạc bộ.
+ Địa điểm: Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật và Du lịch.
+ Người truyền dạy: Các nghệ nhân thuộc các phường Xoan gốc.
- Công việc số 2. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ gắn với Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông của trung ương và địa phương.
- Công việc số 3. Đẩy mạnh công tác phục hồi các tập tục liên quan tới hát Xoan.
- Công việc số 4. Tiếp tục đưa di sản hát Xoan vào trường học; nghiên cứu triển khai xuất bản sách, đĩa phục vụ dạy hát Xoan và mở lớp truyền dạy cho giáo viên dạy âm nhạc để dạy hát Xoan trong trường học:
+ Tiếp tục nghiên cứu triển khai xuất bản sách, đĩa phục vụ dạy hát Xoan trong 652 trường học. Tổng số 1.400 bộ sách, đĩa, (số lượng 02 bộ/trường).
+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo mở lớp truyền dạy cho giáo viên dạy âm nhạc để dạy hát Xoan trong các trường học.
- Công việc số 5. Tổ chức liên hoan hát Xoan cho đối tượng là học sinh tiểu học và học sinh THCS, THPT trên địa bàn toàn tỉnh.
- Công việc số 6. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho các nghệ nhân hát Xoan.
- Công việc số 7. Xuất bản một tài liệu chính thống về hát Xoan để truyền dạy trong các câu lạc bộ, các lớp học, cộng đồng...
- Công việc số 8. Sưu tầm bổ sung thêm hiện vật và hoàn thiện việc trưng bày, giới thiệu về hát Xoan Phú Thọ tại Nhà trưng bày hát Xoan trong khuôn viên Miếu Lãi Lèn, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
- Nguồn kinh phí:
+ Nguồn dự toán ngân sách tỉnh Phú Thọ.
+ Nguồn kinh phí từ việc xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo!
Lời giải Chuyên đề Lịch Sử 11 Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam hay, ngắn gọn khác: