Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng
Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam.
Giải Chuyên đề Lịch Sử 12 Một số tín ngưỡng ở Việt Nam - Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 11 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam.
Lời giải:
♦ Nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu:
- Nguồn gốc: là một tín ngưỡng nguyên thuỷ gắn với cư dân nông nghiệp, được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau (thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần) cùng với những ảnh hưởng của Đạo giáo từ Trung Quốc.
- Loại hình và các dạng thức thờ cúng:
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu rất phong phú, đa dạng, song đều nằm trong hai hệ thống: Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
+ Ở mỗi miền có một dạng thức thờ mẫu khác nhau, miền Bắc: thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; miền Trung: thờ Mẫu thần và nữ thần; miền Nam: thờ nữ thần và Mẫu thần như: Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Thiên Hậu, ...
- Ý nghĩa: Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện triết lí tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc.
♦ Giải thích: Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam
- Về nguồn gốc: tín ngưỡng thờ Mẫu được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau của người Việt, ví dụ như: thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần…
- Trong đời sống dân gian, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với nghi lễ hầu đồng. Đây là một nghi lễ mang đậm tính văn hoá dân gian của người Việt, thể hiện qua trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa và diễn xướng với khát vọng cầu sức khoẻ, bình an và làm ăn phát đạt.
Lời giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Một số tín ngưỡng ở Việt Nam hay, ngắn gọn khác: