Trình bày nét chính về một số tôn giáo khác ở Việt Nam


Trình bày nét chính về một số tôn giáo khác ở Việt Nam.

Giải Chuyên đề Lịch Sử 12 Một số tôn giáo ở Việt Nam - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày nét chính về một số tôn giáo khác ở Việt Nam.

Lời giải:

♦ Đạo Cao Đài (tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ)

- Nguồn gốc:

+ Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại ấp Long Trung, phường Long Thành Trung, thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh, do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở Nam Bộ.

+ Đạo Cao Đài hình thành trên cơ sở kết hợp tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ.

- Ảnh hưởng:

+ Thực hành lối sống đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tu luyện trong quá trình hành đạo theo “tam công”: lập công quả là hi sinh tư lợi để hành đạo vì xã hội, vì đạo; lập công trình là rèn luyện bản thân theo giới luật trở thành người hạnh đức; lập công phu là tu luyện tinh thần tiến hoá về đạo pháp.

+ Duy trì các lễ hội được sáng tạo trên nền tảng văn hoá dân tộc, gồm: lễ vía Đức Chí Tôn (ngày 9 tháng Giêng) và lễ hội Yến Diêu Trì Cung ngày 15 tháng Tám âm lịch).

+ Bảo tồn giá trị độc đáo trong các lĩnh vực như: báo chí, thơ văn, âm nhạc, kiến trúc... Ví dụ, kiến trúc thờ tự của đạo Cao Đài vừa có nét của nhà thờ Công giáo, vừa có nét của chùa Phật giáo.

♦ Phật giáo Hoà Hảo

- Phật giáo Hoà Hảo ra đời ở Nam Bộ từ năm 1939. Đây là một trong những tôn giáo ở Việt Nam có tổ chức hoạt động hợp pháp và có số lượng tín đồ tương đối lớn.

- Người sáng lập đạo là ông Huỳnh Phú Sổ, quê ở làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).

- Phật giáo Hoà Hảo được khai sáng trên nền tảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và lấy Tịnh độ tông làm căn bản tu hành. Phật giáo Hoà Hảo chủ trương học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ và thực hiện Tứ Ân: Ân tổ tiên cha mẹ Ân đất nước, Ân đất nước, Ân Tam bảo, Ân đồng bào nhân loại.

- Về tổ chức, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo chia làm hai cấp:

+ Cấp toàn đạo có tên gọi là Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hoà Hảo;

+ Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo cơ sở.

Hồi giáo

- Đạo I-xlam ra đời ở bán đảo A-rập vào đầu thế kỉ VII, khi truyền bá vào Việt Nam được gọi là đạo Hội (Hồi giáo).

- Hồi giáo bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ X. Từ cuối thế kỉ XI Hồi giáo đã có chỗ đứng đáng kể trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân Chăm-pa.

- Cộng đồng cư dân Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam có dòng khác nhau: Chăm I-xlam và Chăm Bà-ni.

- Trong đời sống văn hoá - xã hội của người Chăm, Hồi giáo có những biểu hiện như:

+ Thực hành những điều mà A-la răn dạy các tín đồ Hồi giáo được làm và không được làm như: bố thí rộng rãi cho người nghèo, không giết người, không ngoại tình, không uống rượu, cờ bạc, bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi, cư xử công bằng với mọi người ...

+ Duy trì các nghi lễ vòng đời đậm màu sắc Hồi giáo của người Chăm, bao gồm nghi lễ trong các giai đoạn: sinh ra, trưởng thành và qua đời.

+ Tổ chức các nghi lễ tôn giáo gắn với các hình thức sinh hoạt cộng đồng như: lễ hội Ra-ma-đan, lễ hành hương đến Thánh địa Méc-ca (A-rập Xê-út),.

Lời giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Một số tôn giáo ở Việt Nam hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay khác::