Lập bảng thống kê nét khái quát về các thời kì phát triển của Nhật Bản từ sau Chiến tranh
Lập bảng thống kê nét khái quát về các thời kì phát triển của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo gợi ý bên vào vở:
Giải Chuyên đề Lịch Sử 12 Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản - Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1 trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê nét khái quát về các thời kì phát triển của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo gợi ý bên vào vở:
Thời kì |
Tình hình kinh tế |
Tình hình chính trị, xã hội |
|
|
|
Lời giải:
Thời kì |
Tình hình kinh tế |
Tình hình chính trị, xã hội |
1945 - 1952 |
- SCAP tiến hành một số cải cách, giúp nền kinh tế Nhật Bản từng bước được phục hồi và phát triển trở lại |
- Chính trị: xây dựng được một nền chính trị dân chủ, chủ quyền của toàn dân, tôn trọng những quyền cơ bản của con người. - Xã hội: Dân chủ hóa quyền lợi của người lao động; xây dựng nền giáo dục khoa học và tiến bộ. |
1952 - 1973 |
- 1952 - 1960: các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng nhanh. - 1960 - 1973: kinh tế bước vào giai đoạn phát triển “thần kì". |
- Chính trị: Đảng LDP liên tục cầm quyền; chủ trương xây dựng một nhà nước phúc lợi chung. - Xã hội: Giáo dục, y tế được cải thiện; đời sống của nhân dân được nâng cao. |
1973 - 2000 |
- Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ năm 1973 đến thập niên 80, kinh tế có những đợt suy thoái. - Nửa sau thập niên 80, kinh tế Nhật Bản phát triển trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, trữ lượng vàng và ngoại tệ vượt Mỹ. |
- Chính trị: Đảng LDP tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản. Về sau, nội bộ Đảng LDP lục đục khiến uy tín bị giảm sút. Nền chính trị Nhật Bản lâm vào khủng hoảng. - Xã hội: Sự già hoá dân số, khoảng cách giàu nghèo, nạn thất nghiệp. Tình trạng mất cân đối về địa bàn phát triển kinh tế. |
Đầu thế kỉ XXI |
- Kinh tế suy thoái do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thảm hoạ động đất, sóng thần và đại dịch Covid-19. - Chính phủ đã có những chính sách quan trọng để cải cách và phục hồi nền kinh tế. |
- Chính trị: vẫn duy trì quan hệ mật thiết với các nước lớn; đồng thời, thực hiện chủ trương chiến lược hướng mạnh đến châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh. - Xã hội: ổn định, tỉ lệ thất nghiệp giảm; phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: thiếu hụt lao động; “già hoá" dân số |
Lời giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản hay, ngắn gọn khác: