Soạn bài Thuyết trình về một vấn để văn học hiện đại và hậu hiện đại - Cánh diều


Haylamdo sưu tầm và biên soạn bài Thuyết trình về một vấn để văn học hiện đại và hậu hiện đại Chuyên đề Văn 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.

Soạn bài Thuyết trình về một vấn để văn học hiện đại và hậu hiện đại - Cánh diều

Cách thức và quy trình thuyết trình về một vấn đề văn học, các em đã được học ở Chuyên đề 1 trong Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Các em hãy vận dụng những kiến thức đã học để tập thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại.

Dưới đây là những điểm chính cần lưu ý.

1. Thế nào là thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại?

Thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại là trình bày những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu về một vấn đề đã được lựa chọn (từ thực tiễn văn học Việt Nam). Việc trình bày được thực hiện bằng ngôn ngữ nói nhưng cần có sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, hành động,...) và các phương tiện kĩ thuật (tài liệu phát tay, máy tính, máy chiếu,...) để có được hiệu quả tốt hơn.

Việc thuyết trình đòi hỏi người nói phải diễn giải, làm rõ các nội dung được trình bày, đồng thời, phải nêu bật được quan điểm, nhận xét, đánh giá, bình luận của bàn thân hoặc nhóm nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại. Tất cả những nội dung này cần được thực hiện một cách thuyết phục, tức là cần có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, xác thực.

Việc thuyết trình cũng cần phải hướng đến người nghe: Cần dự kiến trước những phần trọng tâm để làm nổi bật, giúp cho người nghe dễ dàng nắm bắt được các ý chính; cũng cần dự kiến trước những phần có thể gây ra tranh luận và thảo luận; chủ động đặt ra các vấn đề thảo luận để có cơ hội tiếp nhận những đóng góp và phản biện từ phía người nghe.

2. Cách thức thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

Để thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại, cần lưu ý các bước cơ bản sau:

Soạn bài Thuyết trình về một vấn để văn học hiện đại và hậu hiện đại | Chuyên đề Văn 12 Cánh diều

3. Thực hành thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

Bài tập (trang 20 Chuyên đề Ngữ văn 12): Thuyết trình về những cách tân, đổi mới trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.

Gợi ý:

a) Chuẩn bị

- Xác định mục đích của bài thuyết trình.

- Phân tích những đặc điểm của người nghe: những nhu cầu, khung kiến thức của người nghe liên quan đến vấn đề thuyết trình.

- Xác định rõ các yếu tố về thời gian, không gian diễn ra buổi thuyết trình.

- Xem lại bài viết về những cách tân, đổi mới trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và Một nguıời Hà Nội của Nguyễn Khải (đã làm ở mục III.2).

b) Xây dựng bài thuyết trình

Chuyển bài viết thành bài thuyết trình về những cách tân, đổi mới trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Cần tính toán lượng thời gian cho phần thuyết trình và phần thảo luận một cách hợp lí.

c) Tiến hành hoạt động thuyết trình

d) Rút kinh nghiệm cho hoạt động thuyết trinh và hoàn thiện bài thuyết trình

Trả lời:

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải là hai tác giả nổi tiếng với những tác phẩm truyện ngắn xuất sắc. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông còn được đánh giá là ngọn cờ đầu đổi mới văn học từ những năm 80. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường tài ba và tinh anh nhất. Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của những người nghệ sĩ, luôn tha thiết đi tìm và khám phá những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn. Nguyễn Khải là một nhà văn người Việt Nam và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Một người Hà Nội”, họ đã mang đến những cách tâm, đổi mới trong cách viết truyện ngắn.

Đầu tiên, “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Minh Châu, một trong những nhà văn hàng đầu của Việt Nam. Truyện ngắn này đã mang đến một cách nhìn mới mẻ về cuộc sống và con người Việt Nam.

Trước năm 1975, văn học thường khai thác hiện thực cuộc sống theo một chiều thuận. Tuy nhiên sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã mang đến một cái nhìn mới mẻ, tỉnh táo hơn, khám phá những phức tạp nảy sinh sau chiến tranh. Đọc tác phẩm Nguyễn Minh Châu có thể hình dung quá trình vận động về tư tưởng, tình cảm cũng như trăn trở, tìm tòi đổi mới cách tiếp cận cuộc sống là bút pháp sáng tạo với những đóng góp đáng trân trọng. Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca có phần lí tưởng một thời mà cả nước hướng ra mặt trận, khi hòa bình lập lại, mọi người mới có điều kiện bình tâm để nhìn rõ hơn những góc khuất đời thường, những phức tạp mới nảy sinh trong đời sống con người.

Điểm hiện diện của Nguyễn Minh Châu xuất phát từ tình huống nhận thức của tác phẩm. Đó là cái nhìn mang tính chất khám phá sự thật. Đằng sau bức ảnh chụp con thuyền rất đẹp, cái đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh mà người nghệ sĩ thu được là ẩn chứa trong đó một cuộc sống vật lộn với những luồng tư tưởng khác nhau mà không gì thỏa hiệp hay giải quyết một cách dễ dàng.

Một điểm khác biệt nữa đó là cách nhìn về con người. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là người phụ nữ. Một người đàn bà thô vậy không có gì là đẹp: xấu xí, quê mùa, thô kệch, thất học từ góc nhìn của chúng ta. Còn với Nguyễn Minh Châu đã tìm và thấy đó là vẻ đẹp yêu chồng, thương con, đức hi sinh, nhân hậu, vị tha. Đó là vẻ đẹp của sự trải đời. Như vậy, sau chiến tranh trở về, quan tâm nhiều hơn đến đời sống cá nhân của con người, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những bão tố của cuộc sống gia đình. Nhưng sự giải quyết mâu thuẫn của cuộc sống thực tại (gia đình người dân chài) không hề dễ dàng. Bởi vì sự việc, con người tôn trọng những mối quan hệ đa đa chiều, hết sức phức tạp.

Cái mới trong cách nhìn của Nguyễn Minh Châu nữa là ông đã thu nhỏ ống kính quay của mình trong phạm vi cuộc sống gia đình, môt nội diện hẹp hơn nhưng lại mở ra nhiều điều lớn lao, sâu sắc. Trong bức tranh nhỏ, chứa đựng tất cả các vấn đề xã hội. So sánh với Mảnh trăng cuối rừng – truyện ngắn viết trong thời kì đấu tranh chống Mĩ miền Bắc 1970, lúc này con người, cuộc sống mang vẻ đẹp lí tưởng vì yêu cầu của thời đại. Nhà văn cần khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái cao cả với cái xấu xa, thấp hèn… Trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là một con người suốt đời đi săn tìm cái đẹp, tìm cái “hạt ngọc” ẩn sâu trong tâm hồn con người đó là “mảnh trăng cuối rừng”, là “chiếc thuyền ngoài xa”, song đã có sự thay đổi trong cách nhìn về hiện thực vì cuộc sống và tâm thế sáng tạo.

Về nghệ thuật, sự sáng tạo tình huống để nhân vật va chạm với suy nghĩ của các nhân vật khác, cũng giống như Bức tranh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiếp tục sự khám phá cuộc sống ở cách nhìn đa diện, phức tạp về con người, về những số phận, những cảnh đời.

Từ thiên hướng khai thác hiện thực đời sống thuận chiều, một chiều trước 1975, với những tác phẩm đậm đà chất lãng mạn cách mạng và sử thi, những tác phẩm ở chặng sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu trở về với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo nhằm khám phá những phức tạp mới nảy sinh sau chiến tranh. Sự đổi mới trong cách nhìn hiện thực, khát vọng của mình về khả năng tác động kì diệu của văn học đối với đời sống và con người; đặt vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

Tác phẩm đã mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, thật đúng như Nguyễn Minh Châu từng khẳng định “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.

Đến với truyện ngắn “Một người Hà Nội” ta cũng bắt gặp một cái nhìn mới, cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người Hà Nội. Tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải là truyện ngắn tiêu biểu cho sáng tác của ông, thể hiện những đổi mới của văn xuôi sau 1975.

Trước năm 1975, văn học thường nhìn con người một cách nguyên phiến, giản đơn. Tuy nhiên, sau 1975, Nguyễn Khải đã mang đến một cái nhìn mới mẻ, đa chiều, con người là sự kết tinh những giá trị văn hóa. Trong hai dòng thời gian: cả cuộc đời bà và thời gian dài của lịch sử kháng chiến chống Pháp và Mĩ, nhân vật luôn được khắc họa sinh động vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội. Nơi ở của cô là một tòa nhà tọa lạc ngày một đường phố lớn hướng nhìn ra hồ.

Sau năm 1975, văn học phản ánh hiện thực đời sống vì thế mà có sự vận động đầy mạnh mẽ. “Một người Hà Nội” thể hiện cái nhìn riêng độc đáo của Nguyễn Khải về đất kinh kì, mảnh đất nghìn năm văn hiến, nơi nhà văn đã từng sống trong một khoảng thời gian dài. Cái nhìn ấy chứa đựng tình yêu sâu nặng với Hà Nội đồng thời thể hiện những hiểu biết sâu sắc và tinh tế về nét đẹp của thủ đô.

Viết về đề tài văn hóa, Nguyễn Khải đã đem đến luồng gió mới cho văn học sau 1975. Truyện thể hiện sâu đậm cảm hứng triết luận khi nhà văn hướng sự quan tâm đến số phận cá nhân và những vấn đề của cuộc sống thế sự, đời tư, cách đánh giá con người được mở rộng sang các bình diện văn hóa, lịch sử, xã hội. Nhà văn viết bằng kinh nghiệm cá nhân, mang tính đối thoại tạo nên sự dân chủ cho trang văn.

Gia đình bà Hiền vẫn duy trì nếp sinh hoạt có thể nhất thời không tìm được sự hòa nhập với mọi người xung quanh, chỉ cần bà tin rằng cách sống ấy không ai trái, hơn thế nữa, nó có thể đem lại cho gia đình bà cảm giác bình ổn, dễ chịu bởi sự thanh lịch, tao nhã. Đó là cách ăn mặc sang trọng khác thường với mọi người xung quanh “mùa đông ông mặc áo ba đơ xuy, đi giày da, bà mặc áo măng to cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”. Đó là cách ăn cũng không giống số đông “bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong iasya bản và từng người ngồi đúng chỗ quy định”.

Trong những năm đầu Hà Nội giải phóng, mọi người cảm thấy vui thì cô Hiền lại không vui. Cô không thích ứng được với cách sống, cách làm việc, nói năng với người thân. Cô Hiền là người ý nhị trong ứng xử, biết cương biết nhu, biết tiến biết thoái, biết nhượng bộ. Cô còn là người tỉnh táo, thiết thực, không dễ bị cám dỗ, mua chuộc bởi hào quang. Khi nhận thức được việc chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân đồng nghĩa với việc cô có lòng tự trọng, bản lĩnh, không muốn bị sai khiến, can thiệp để mình trở thành con rối của bất kì ai. Câu chuyện về chị vú đã làm sáng lên vẻ đẹp của một con người sống gắn bó, tình cảm, thân thiết, thủy chung và ngầm đối thoại với cái nhìn định kiến rằng cứ chủ thì bóc lột người ở, cứ tư sản là xấu xa. Như vậy, cách mạng được đặt dưới nhiều góc nhìn và hệ quy chiếu nên biên độ hiện thực được mở rộng, tăng tính dân chủ trong việc tiếp cận hiện thực, phản ánh đời sống, tăng tính đối thoại.

Những năm chống Mĩ, gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng. Cô không lấy một ông quan cũng không hứa hẹn với đám văn nhân, nghệ sĩ, cô tỉnh táo, thiết thực, không màng danh nghĩa cũng không lãng mạn, viển vông. Cô chọn bạn đời là một ông giáo tiểu học, hiền lành bình dị nhưng mẫu mực, quy chuẩn, đó cũng là điều kiện với gia đình cô. Cô chỉ sinh đến đứa con thứ năm thì chấm dứt. Bởi lẽ bà suy tính “nếu tôi và ông sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi có thể tự lập được, khỏi phải sống bám bào các anh chị”. Người mẹ nào cũng yêu thương con nhưng tình yêu thương của bà Hiền không dừng lại ở tình cảm tự nhiên mà còn rất lí trí và đầy trách nhiệm. Khi các con còn nhỏ, bà dạy con từng đường ăn ý ở, từ “cách ngồi, cách cầm bát cần đũa, cách múc canh và cả cách nói chuyện trong bữa ăn”. Bà luôn nhắc con cháu “là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng. Khi các con lớn, bà dạy con mình “biết tự trọng, biết xấu hổ” trong cách sống, cách ứng xử cũng là cách làm người. Cái chuẩn trong suy nghĩ của bà khi dạy con là lòng tự trọng. Vì muốn dạy con biết tự trọng nên bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” cho con trai đi bộ đội bởi “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Khi không có tin tức gì của đứa con lớn, mấy năm sau, đứa con thứ hai lại xin đi tòng quân, bà Hiền “không khuyến khích, cũng không ngăn cản” vì nghĩ rằng “ngăn cản nó cũng tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn của nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Những năm tháng đất nước đổi mới, khi chú đã mất, các con đã lớn còn cô Hiền yếu, già nhưng cô vẫn là người của Hà Nội hôm nay, thuần túy không pha trộn. Suốt mấy chục năm, phòng khách của gia đình vẫn không hề đổi thay, những đồ đạc trong nhà từ “bộ xa lông gụ, cái sập gụ chân quì chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa bày bộ men Thúy hồng, cái lư hương đời Hán…” vẫn toát lên vẻ đẹp cổ kính, sang trọng mà trang nhã của linh hồn Hà Nội. Ngày Tết, cô Hiền cũng chơi thủy tiên để đón tết. Đó là những nếp sinh hoạt mà bà Hiền đã duy trì cho gia đình mình trước tất cả những biến động của thời cuộc. Nghe những lời “nhận xét không mấy vui vẻ” của người cháu về cách ứng xử thiếu lễ độ, thiếu văn hóa của một số người Hà Nội và cho rằng Hà Nội bây giờ giàu hơn, vui hơn nhưng chỉ là “phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa”. Cô Hiền “không bình luận một lời nào” nhưng sau đó lại kể cho cháu nghe chuyện cây si cổ thụ bên đền Ngọc Sơn bị bật rễ, đổ nghiêng sau một trận bão và sau nhiều nỗ lực thì sau một tháng “lại sống, lại trổ lá non”. Mượn chuyện cây si đền Ngọc Sơn- nơi tụ kinh khí của Thăng Long ngàn năm văn hiến là cô Hiền đã nhìn sâu vào phần hồn, thể hiện sự khiêm tốn, rộng lượng, tin tưởng bởi thế nà cô luôn trẻ trong trong sự đồng hành cùng thời thế. Cách sống, cách nghĩ, nếp sinh hoạt và văn hóa ứng xử của cô Hiền đã thể hiện bản lĩnh của một con người từng trải, trung thực, dũng cảm, thể hiện vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa trong cốt cách của một người Hà Nội thông minh và sâu sắc, lịch lãm và tinh tế. Trong cảm nhận của nhân vật tối, cô Hiền thực sự là “hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội…”.

Cùng với những đổi mới trong quan niệm về hiện thực và con người thì “một người Hà Nội” còn thể hiện những cách tân trong hình thức nghệ thuật. Ngôn ngữ giản dị, đời thường và sử dụng nhiều khẩu ngữ. Không chỉ đơn giọng mà đa giọng điệu để tạo tính tranh biện cho tác phẩm.

Có thể nói Chiếc thuyền ngoài xa và Một người Hà Nội là hai tác phẩm tiêu biểu thể hiện sự đổi mới trong cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. Các nhà văn không chỉ thể hiện tài năng nghệ thuật trong miêu tả, kể chuyện, trong phong cách triết luận sắc sảo mà còn mở ra một góc nhìn mới mẻ, sâu sắc về cuộc sống và con người, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân mình.

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại hay khác:

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: