Vào tháng 6, 7 năm 2020, nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta đã gánh chịu những hậu quả nặng nề
Vào tháng 6, 7 năm 2020, nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta (Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn,...) đã gánh chịu những hậu quả nặng nề do sự xâm nhập của loài châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu). Hãy tìm hiểu và cho biết:
Giải Chuyên đề Sinh 12 Ôn tập Chuyên đề 2 - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 52 Chuyên đề Sinh học 12: Vào tháng 6, 7 năm 2020, nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta (Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn,...) đã gánh chịu những hậu quả nặng nề do sự xâm nhập của loài châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu). Hãy tìm hiểu và cho biết:
a) Sự xâm nhập của loài châu chấu tre lưng vàng đã gây ra hậu quả gì cho nước ta?
b) Các địa phương đã sử dụng biện pháp gì để phòng chống nạn châu chấu? Theo em, biện pháp đó có đảm bảo an toàn trong việc kiểm soát sinh học không? Tại sao?
c) Hãy đề xuất hai biện pháp phòng chống nạn châu chấu và đảm bảo an toàn sinh học.
Lời giải:
a) Châu chấu tre lưng vàng đã xâm nhập và gây hại cho hàng trăm ha cây trồng, chủ yếu là tre, nứa và một phần diện tích cây nông nghiệp (như ngô, lúa) gây thiệt hại cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
b) - Các biện pháp để phòng chống nạn châu chấu:
+ Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ kĩ thuật, người dân về tác hại, cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống châu chấu.
+ Xây dựng quy trình giám sát châu chấu tre lưng vàng trên đồng ruộng.
+ Tăng cường phát triển và ứng dụng biện pháp sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng chống châu chấu.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong trường hợp cấp thiết như khi châu chấu bùng phát thành dịch.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát hệ thống và cảnh báo sớm sự xuất hiện của châu chấu.
+ Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học như nấm Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, Nuclear Polyhedrosis virus và nhân nuôi các loài thiên địch (gà, vịt, chim) để kiểm soát châu chấu tre lưng vàng tại một số tỉnh miền núi phía bắc.
- Các biện pháp trên (trừ trường hợp dùng thuốc trừ sâu hóa học) đảm bảo an toàn trong việc kiểm soát sinh học vì có thể kiểm soát côn trùng gây hại mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và các loài sinh vật khác.
c) Đề xuất hai biện pháp phòng chống nạn châu chấu và đảm bảo an toàn sinh học:
- Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng các loài thiên địch.
- Tạo các giống cây trồng (lúa, ngô) chuyển gene có khả năng kháng côn trùng gây hại.
Lời giải bài tập Chuyên đề Sinh 12 Ôn tập Chuyên đề 2 hay khác: