Phân tích giá trị sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển


Phân tích giá trị sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển.

Giải Chuyên đề Sinh 12 Bài 9: Giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực - Chân trời sáng tạo

Hình thành kiến thức mới 5 trang 61 Chuyên đề Sinh học 12: Phân tích giá trị sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển.

Lời giải:

Giá trị sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển bền vững được thể hiện thông qua bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn, phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên và các yếu tố văn hóa; bảo tồn tri thức bản địa:

- Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

- Bảo tồn, phục hồi các nguồn nhân lực về thiên nhiên là việc tập trung vào phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên (rừng, hệ thống mặt nước, cây xanh đã biến mất hoặc suy giảm); phục hồi các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Cuộc sống của con người không chỉ gắn liền với lao động sản xuất mà còn gắn liền với thiên nhiên và các yếu tố văn hóa. Do đó, trong mọi hoạt động, cần quan tâm đến bảo tồn phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên và các yếu tố văn hóá. Ví dụ: Bảo tồn và phát triển các khu du lịch như Suối Tiên, Vịnh Hạ Long,...

- Bảo tồn tri thức địa phương: Tri thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng cư dân bản địa với các quy mô khác nhau, nó được tồn tại dưới nhiều hình thức, được truyền từ đời này sang đời khác. Đối với phát triển bền vững cần bảo tồn tri thức địa phương. Ví dụ: bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ca trù, nghi lễ kéo co,...

Lời giải bài tập Chuyên đề Sinh 12 Bài 9: Giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: