X

Chuyên đề học tập Tin học 10 Cánh diều

Bài thực hành lập trình sử dụng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp


Giải Chuyên đề Tin học 10 Bài 1: Phần mềm và ngôn ngữ lập trình cho robot giáo dục

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Hoạt động 2 trang 49 Chuyên đề Tin học 10 trong Bài 1: Phần mềm và ngôn ngữ lập trình cho robot giáo dục sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Tin 10.

Hoạt động 2 trang 49 Chuyên đề Tin học 10: Bài thực hành lập trình sử dụng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

Yêu cầu: Viết chương trình điều khiển đèn LED tự động bật hoặc tắt thông minh theo ánh sáng môi trường. Nếu trời sáng thì tắt đèn, trời tối thì bật đèn. Biết rằng, tín hiệu của cảm biến ánh sáng được đưa vào chân 2 của Arduino, có mức THẤP khi trời sáng và mức CAO khi trời tối. Đèn LED được kết nối với chân 13 của Arduino, đèn bật khi được cấp mức CAO và đèn tắt khi được cấp mức THẤP (Hình 7).

Bài thực hành lập trình sử dụng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp (ảnh 1)

Lời giải:

a. Chuẩn bị

Máy tính đã cài phần mềm EasyCode

b. Tiến hành

Bước 1. Tạo chương trình mới

Bước 2. Chọn thiết bị

Bước 3. Lập trình

Bước 4. Lưu chương trình

Bước 5. Kiểm tra chương trình

- Trong lập trình nói chung và lập trình trực quan nói riêng, có nhiều câu lệnh, khối lệnh hay cấu trúc được sử dụng lăp lại. Chương trình trong Hình 8 có hai khối lệnh ghép (chứa nhiều khối lệnh con) là nếu…thực hiện….

Bài thực hành lập trình sử dụng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp (ảnh 2)

Để thực hiện nhanh, ta có thể sao chép cả khối lệnh, rồi sửa đổi tham số cho phù hợp. Ta có thể nháy chuột phải vào khối lệnh đơn, khối lệnh ghép cần sao chép, sau đó chọn Tạo bản sao (Hình 9).

Bài thực hành lập trình sử dụng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp (ảnh 3)

- Ngoài ra, khi nháy chuột trái vào mỗi khối lệnh đơn, khối lệnh ghép, ta có thể thêm các lựa chọn. Tùy theo hiện trạng của khối lệnh, sẽ xuất hiện bảng tùy chọn khác nhau. Tại bảng tùy chọn Hình 9 có một số lựa chọn sau:

+ Thêm Chú giải: để thêm mô tả cho ý nghĩa khối lệnh trong chương trình.

+ Thu Nhỏ Mảnh: Để chỉ quan sát khối lệnh ghép giống như một lệnh đơn.

+ Ngưng tác dụng: Sử dụng khi không muốn xóa khối lệnh mà chỉ muốn tạm dừng của tác dụng của lệnh.

+ Xóa 8 mảnh: Dùng để xóa cả 8 khối lệnh đơn trong khối lệnh thép.

+ Trợ giúp: Xem thêm các hướng dẫn về khối lệnh (nếu có).

c. Xử lý lỗi

Khi chọn nhầm hoặc kéo thừa khối lệnh:

- Có thể xóa lệnh bằng cách kéo, thả lệnh muốn xóa vào biểu tượng thùng rác.

- Có thể quay lại quá trình trước đó bằng cách chọn Chỉnh sửa, chọn Quay lại hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl+ Z.

Xem thêm lời Giải Bài tập Chuyên đề Tin 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: