Giải Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức trang 14
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Vật lí 10 trang 14 trong Bài 2: Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong Vật lí học sách Kết nối tri thức. Với lời giải hay, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10.
Chuyên đề Vật lí 10 trang 14 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu trên internet và cho biết một số sự kiện trong khám phá vũ trụ gần đây.
Lời giải:
- NASA phóng tàu tiếp cận mặt Trời ở khoảng cách gần chưa từng có (2018):
+ Vào 3h31 sáng 12/8 theo giờ địa phương, NASA đã phóng thành công tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Parker Solar Probe vào vũ trụ. Sứ mệnh được các nhà khoa học giao phó cho Parker là tiếp cận Mặt trời gần hơn bất cứ tàu thăm dò nào trước đây từng làm.
+ Việc tiếp cận ở khoảng cách gần chưa từng có như vậy giúp chúng ta nhận được nhiều thông tin quan trọng hơn về Mặt trời, để có thể giải đáp nhiều bí ẩn chưa được sáng tỏ. Chẳng hạn vì sao nhiệt độ ở vành nhật hoa lại nóng hơn nhiều so với bề mặt của Mặt trời – đây là câu hỏi sẽ được giải đáp trong thời gian tới.
- Tàu thăm dò của NASA tìm thấy một "siêu Trái Đất" (2018)
+ TESS là tàu săn hành tinh "mới toanh" được NASA phóng lên vũ trụ vào ngày 18/04/2018, nhiệm vụ của nó là theo dõi hơn 200.000 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và xác định các hành tinh quay xung quanh chúng.
+ Không phụ kỳ vọng của các khoa học gia đặt vào mình, vào tháng 9 mới đây, TESS đã khám phá ra hành tinh Pi Mensae c với kích cỡ lớn gấp 2,1 lần Trái Đất, và khối lượng gấp 4,8 lần. Hành tinh có quỹ đạo quay xung quanh một ngôi sao lùn với chu kỳ là 6,27 ngày, và cách chúng ta 60 năm ánh sáng.
+ Pi Mensae c có thể được định nghĩa như một "siêu Trái Đất", thuật ngữ dùng để chỉ những hành tinh đá có khối lượng lớn hơn Trái Đất.
- Tàu thăm dò Insight hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa (2018)
+ Lần thứ 8 trong lịch sử, một tàu thăm dò mới của NASA lại hạ cánh thành công trên bề mặt "hành tinh đỏ". Đó là vào ngày 27/11/2018, tàu thăm dò InSight sau 6 tháng du hành trong vũ trụ đã đáp xuống an toàn trên bề mặt đầy bụi của sao Hỏa.
+ Từ đây, InSight sẽ bắt đầu tiến hành các hoạt động khảo sát địa chất sao Hỏa, để giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn về quá trình hình thành của hành tinh này. Từ đó có thể khoa học sẽ suy ngược phần nào về sự hình thành của chính Trái Đất.
- Trung Quốc phóng tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng (2018)
+ Ngày 08/12/2018, ngành Khoa học vũ trụ Trung Quốc đã có thêm một bước tiến lớn, khi tên lửa chở tàu thăm dò Mặt trăng đã được phóng lên thành công. Sự kiện này nằm trong Sứ mệnh Hằng Nga-4, nhằm đặt một tàu thăm dò tại vị trí hố thiên thạch Von Kármán thuộc vùng tối của Mặt trăng.
+ Von Kármán được chọn làm điểm nghiên cứu bởi đây là một trong những hố thiên thạch lâu đời nhất trên bề mặt vệ tinh của chúng ta, vốn có thể được hình thành do va chạm thiên thạch cách đây hàng tỷ năm trước.
+ Ngoài nhiệm vụ phân tích lớp đất đá, thì con tàu còn đem theo hạt giống cải và 3kg khoai tây để tiến hành các thử nghiệm về sự phát triển của hạt giống và quá trình quang hợp trên mặt Trăng.
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Bài 2: Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong Vật lí học Kết nối tri thức hay khác: