Dựa vào Hình 5.15 để giải thích hiện tượng 6 tháng ban ngày, 6 tháng ban


Giải Chuyên đề Vật lí 10 Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Luyện tập trang 43 Chuyên đề Vật lí 10 trong Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay , chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Lí 10.

Luyện tập trang 43 Chuyên đề Vật lí 10: Dựa vào Hình 5.15 để giải thích hiện tượng 6 tháng ban ngày, 6 tháng ban đêm tại Bắc Cực và Nam Cực.

Dựa vào Hình 5.15 để giải thích hiện tượng 6 tháng ban ngày, 6 tháng ban

Lời giải:

Trái đất chúng ta đang ở không ngừng quanh quanh Mặt trời và cơ thể chúng ta lúc nào cũng hơi nghiêng một chút, bởi lẽ trục tự quay của Trái đất không thẳng góc với quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời, chúng lệch nhau khoảng 66,5°.

Vào tiết xuân phân hàng năm. Mặt trời chiếu thẳng vào xích đạo của Trái đất. Sau đó Trái đất chuyển dịch dần. Đến mùa hè, Mặt trời chiếu thẳng vào vùng Bắc bán cầu. Tiếp đó đến tiết Thu phân mặt trời lại chiếu thẳng vào vùng xích đạo và đến mùa đông Mặt trời chiếu thẳng vào vùng Nam bán cầu. Trong thời gian mùa hè, vùng Bắc bán cầu suốt ngày được Mặt trời chiếu sáng mặc dù Trái đất vẫn tự quay nhưng Bắc cực không nằm trong vùng bóng tối của Trái đất và suốt mấy tháng liền ở Bắc cực lúc nào cũng nhìn thấy Mặt trời treo lơ lửng trên không trung. Sau tiết thu phân, Mặt trời chiếu thẳng vào vùng Nam bán cầu. Bắc cực nằm trong vùng bóng tối của Trái đất và chìm dần trong màn đêm. Trong suốt mùa Đông ánh Mặt trời không chiếu tới Bắc cực. Nửa năm sau, đến tiết xuân phân Mặt trời mới lại xuất hiện. Bởi vậy trong 6 tháng liền (từ mùa xuân đến mùa thu) ở Bắc cực đều là ban ngày, 6 tháng còn lại là ban đêm.

Tương tự như vậy, ở Nam cực cũng 6 tháng ngày 6 tháng đêm. Chỉ khác ở chỗ chu kỳ ngày đêm ngược với ở Bắc cực. Khi ở Bắc cực là ngày thì Nam cực là đêm; khi Bắc cực là đêm thì Nam cực là ngày.

Trong thực tế do ảnh hưởng khúc xạ của khí quyển. Khi Mặt trời còn ở dưới đường chân trời khoảng 0,5°, thì ánh mặt trời đã chiếu sáng mặt đất. Vì vậy ở Bắc cực trước tiết Xuân phân độ 2-3 ngày Mặt trời mới lặn hẳn.

Bởi vậy, thời gian ban ngày ở Bắc cực dài hơn sáu tháng một chút. Nhưng do quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời không phải hình tròn, nên thời gian ban ngày ở Bắc cực dài hơn một chút so với thời gian ban ngày ở Nam cực.

Chính vì vậy hàng năm đến và sau tiết Xuân phân, thu phân vài ngày, ở Bắc cực và Nam cực đều cùng có thể nhìn thấy Mặt trời và cùng có ban ngày. Ngược lại, vào các thời điểm khác trong năm, chưa bao giờ Nam cực và Bắc cực cùng một lúc có ban đêm.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: