Mặt Trăng, Trái Đất đều tự quay quanh trục đi qua tâm của nó
Giải Chuyên đề Vật lí 10 Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Mở đầu trang 49 trong Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều sách Kết nối tri thức. Với lời giải hay, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Lí 10.
Mở đầu trang 49 Chuyên đề Vật lí 10: Mặt Trăng, Trái Đất đều tự quay quanh trục đi qua tâm của nó và cùng chuyển động xung quanh Mặt Trời đã tạo ra nhiều hiện tượng thiên nhiên trên Trái Đất như nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều. Vậy, bản chất và thời điểm xảy các hiện tượng này như thế nào, chúng ta có dự đoán được không?
Lời giải:
- Hiện tượng nhật thực: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng nhau và xếp đúng theo thứ tự trên, xảy ra vào ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời một phần hoặc toàn phần thì khi đó trên Trái Đất sẽ có vùng không thấy được Mặt Trời. Đó là nhật thực một phần hoặc nhật thực toàn phần.
- Hiện tượng nguyệt thực: Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và xếp đúng thứ tự trên, xảy ra vào buổi tối, khi Trái Đất che khuất Mặt Trời, Mặt Trăng khi đó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên không có ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng chiếu đến Trái Đất, khi đó trên Trái Đất có nơi sẽ không quan sát được Mặt Trăng.
- Hiện tượng thủy triều: do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất, Mặt Trăng tác dụng lực hấp dẫn lên lớp nước biển trên bề mặt Trái Đất đồng thời Trái Đất lại tự quay nên lớp nước biển sẽ có thời điểm bị dâng lên cao, đó chính là thủy triều.
- Chúng ta có dự đoán được thời điểm xảy ra các hiện tượng.