Âm thanh không truyền đi xa được nhưng chúng ta có thể nói chuyện
Giải Chuyên đề Vật Lí 11 Bài 1: Biến điệu sách - Cánh diều
Mở đầu trang 23 Chuyên đề Vật Lí 11: Âm thanh không truyền đi xa được, nhưng chúng ta có thể nói chuyện được với những người ở rất xa nhờ hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống bắt đầu với âm thanh được truyền vào ống nói (microphone). Sau đó, tín hiệu âm thanh được chuyển đổi thành tín hiệu vô tuyến để truyền đi. Ở nơi thu, tín hiệu vô tuyến lại được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu âm thanh.
Sự chuyển đổi giữa tín hiệu âm thanh và tín hiệu vô tuyến được thực hiện như thế nào?
Lời giải:
Để truyền các thông tin như âm thanh, hình ảnh, … đến những nơi xa người ta phải biến các âm thanh hoặc hình ảnh, … đó thành các dao động điện, gọi là các tín hiệu âm tần hoặc thị tần. Những tín hiệu loại này có tần số thấp nên có năng lượng nhỏ, không thích hợp cho việc truyền đi xa. Để truyền những tín hiệu này đi xa, người ta "trộn" chúng vào các bước sóng có tần số cao, gọi là sóng mang trước khi phát sóng. Quá trình "trộn" sóng như vậy được gọi là biến điệu sóng.
Lời giải Chuyên đề Vật Lí 11 Bài 1: Biến điệu sách hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 24 Chuyên đề Vật Lí 11: Kênh VOV giao thông phát sóng ở tần số nào? ....
Câu hỏi 4 trang 24 Chuyên đề Vật Lí 11: Vì sao phải biến điệu sóng mang trước khi truyền đi? ....