Cùng với chụp X-quang và chụp cắt lớp, siêu âm là một ứng dụng quan trọng trong y học
Cùng với chụp X-quang và chụp cắt lớp, siêu âm là một ứng dụng quan trọng trong y học, góp một phần không nhỏ cho việc chẩn đoán và điều trị. Vậy cách tạo ra siêu âm và nguyên tắc tạo hình ảnh trong kĩ thuật siêu âm như thế nào?
Giải Chuyên đề Vật Lí 12 Bài 7: Siêu âm - Kết nối tri thức
Khởi động trang 39 Chuyên đề Vật Lí 12: Cùng với chụp X-quang và chụp cắt lớp, siêu âm là một ứng dụng quan trọng trong y học, góp một phần không nhỏ cho việc chẩn đoán và điều trị. Vậy cách tạo ra siêu âm và nguyên tắc tạo hình ảnh trong kĩ thuật siêu âm như thế nào?
Lời giải:
Cách tạo ra siêu âm: Siêu âm được tạo ra bởi sự rung động nguồn âm. Thông thường siêu âm được tạo ra bằng một bộ biến đổi điện - cơ được làm bằng thạch anh hoặc gốm áp điện, có chức năng biến đổi các dao động điện thành dao động cơ cùng tần số. Nếu tần số của xung điện nằm trong dải tần số của sóng siêu âm thì các dao động cơ cũng có tần số này và tạo ra sóng siêu âm.
Nguyên tắc tạo hình ảnh trong kĩ thuật siêu âm:
- Kĩ thuật siêu âm kiểu A: Một xung sóng siêu âm được truyền vào cơ thể, sóng siêu âm phản xạ được ghi nhận dưới dạng xung điện trên đồ thị điện áp - thời gian hiển thị trên màn hình máy tính. Lúc này, bề dày của các mô hay cơ quan của cơ thể có thể được xác định dựa vào khoảng thời gian giữa các xung điện.
- Kĩ thuật siêu âm kiểu B: Đầu dò của máy siêu âm di chuyển qua nhiều vị trí xung quanh cơ quan cần chẩn đoán. Hình mặt cắt có độ phân giải cao của các cơ quan trong cơ thể được xây dựng từ các tín hiệu thu được từ kĩ thuật siêu âm kiểu A. Thông tin về cường độ sóng siêu âm phản xạ ở các vị trí khác nhau này sẽ được máy tính xử lí và tạo thành hình ảnh có độ phân giải cao về cơ quan cần được chẩn đoán.
Lời giải Chuyên đề Vật Lí 12 Bài 7: Siêu âm hay, chi tiết khác: