Khảo sát mối quan hệ giữa điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng


Giải Chuyên đề Vật Lí 12 Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều - Chân trời sáng tạo

Thí nghiệm trang 12 Chuyên đề Vật Lí 12:

* Mục đích:

Khảo sát mối quan hệ giữa điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp.

* Dụng cụ:

- Bảng lắp ráp mạch điện (1).

- Biến áp nguồn có điện áp đầu ra xoay chiều và có thể thay đổi được (2).

- Điện trở (10 Ω - 20 W) (3).

- Tụ điện đã biết điện dung (4 μF) (4).

- Cuộn dây có lõi sắt (5).

- Ampe kế (6).

- Vôn kế (7).

- Bộ dây nối (8).

Khảo sát mối quan hệ giữa điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng

* Tiến hành thí nghiệm

Bước 1: Lắp mạch điện như sơ đồ Hình 1.15.

Khảo sát mối quan hệ giữa điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng

Bước 2: Nối hai đầu đoạn mạch với đầu ra của biến áp nguồn để cấp dòng điện xoay chiều cho mạch.

Bước 3: Vặn núm xoay trên biến áp nguồn sao cho điện áp trên vôn kế lần lượt là 3 V, 6 V, 9 V, 12 V, 15 V, 18 V, 21 V. Đọc giá trị tương ứng của cường độ dòng điện trên ampe kế. Ghi kết quả vào vở theo mẫu Bảng 1.2.

* Báo cáo kết quả thí nghiệm (số liệu minh hoạ)

Khảo sát mối quan hệ giữa điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng

- Từ bảng số liệu, vẽ đồ thị mô tả sự phụ thuộc của I theo U trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp.

- Nhận xét về mối liên hệ của I và U từ đồ thị, so sánh với kết quả lí thuyết đã biết.

Lời giải:

Đồ thị mô tả sự phụ thuộc của I theo U trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp

Khảo sát mối quan hệ giữa điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng

- Nhận xét: U và I tỉ lệ thuận với nhau, phù hợp với kết quả lí thuyết đã học.

Lời giải Chuyên đề Vật Lí 12 Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: