Thế nào là đất chua, đất mặn và đất bạc màu? Nguyên nhân nào làm cho đất bị chua bị mặn
Giải Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Mở đầu trang 23 Công nghệ 10 trong Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng. Với lời giải ngắn gọn mà chi tiết hy vọng rằng sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Công nghệ trồng trọt 10.
Mở đầu trang 23 Công nghệ 10: Thế nào là đất chua, đất mặn và đất bạc màu? Nguyên nhân nào làm cho đất bị chua, bị mặn, bị bạc màu? Cần làm gì để cải tạo các loại đất đó?
Lời giải:
* Khái niệm đất chua, đất mặn, đất bạc màu là:
- Đất chua: là đất trong dung dịch có nồng độ H+ > nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.
- Đất mặn: là đất có nồng độ muối hòa tan trên 2,56%.
- Đất bạc màu: là đất trồng có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém
* Nguyên nhân làm cho đất bị chua, bị mặn, bị bạc màu là:
- Nguyên nhân đất bị chua:
+ Nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm trong đất
+ Cây trồng lấy đi một lượng cation kiếm trong đất mà không hoàn trả.
+ Bón phân hóa học chua sinh lí vào đất
+ Phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí.
- Nguyên nhân đất bị mặn:
+ Vùng ven biển có địa hình thấp do thủy triều, vỡ đê hoặc nước biển theo các cửa sông vào bên trong đất liền mang theo muối hòa tan
+ Nước ngầm chứa hàm lượng muối hòa tan thấm lên tầng đất mặt
- Nguyên nhân đất bị bạc màu:
+ Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh mẽ
+ Tập quán canh tác lạc hậu khiến đất mất cân đối và nghèo chất dinh dưỡng, bị chua.
* Biện pháp cải tạo đất chua, đất mặn, đất bạc màu:
+ Biện pháp cải tạo đất chua
- Biện pháp vôi
- Biện pháp thủy lợi
- Biện pháp canh tác
+ Biện pháp cải tạo đất mặn
- Biện pháp bón phân
- Biện pháp thủy lợi
- Biện pháp canh tác
- Chế độ làm đất thích hợp
+ Biện pháp cải tạo đất bạc màu
- Biện pháp bón phân
- Biện pháp thủy lợi
- Biện pháp canh tác