Thế nào là nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn (Hình 21.1)?
Thế nào là nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn (Hình 21.1)? Công nghệ này được áp dụng cho những loài thủy sản nào? Nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn có ưu nhược điểm gì?
Giải Công nghệ 12 Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản - Kết nối tri thức
Mở đầu trang 105 Công nghệ 12: Thế nào là nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn (Hình 21.1)? Công nghệ này được áp dụng cho những loài thủy sản nào? Nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn có ưu nhược điểm gì?
Lời giải:
- Nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn: là phương pháp nuôi trồng thủy sản sử dụng nước tuần hoàn để nuôi các sinh vật. Nước thải từ bể nuôi sẽ được xử lý và tái sử dụng, giúp giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường.
- Công nghệ này được áp dụng cho loài thủy sản:
Thủy sản |
Ví dụ |
Cá nước ngọt |
cá lóc, cá rô phi, cá tra, cá basa,... |
Cá nước mặn |
cá mú, cá chình, cá bống mú |
Tôm |
tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
Sò, ốc |
sò huyết, ốc hương |
- Nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn có ưu, nhược điểm là:
Ưu điểm |
Hạn chế |
- Năng suất cao - Tiết kiệm nước - Đảm bảo an toàn sinh học, - Hạn chế ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi, - Kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm. |
- Chỉ áp dụng cho các loài nuôi có giá trị kinh tế cao; - Chi phí đầu tư ban đầu cao, khi vận hành tốn năng lượng cho hoạt động (điện năng), cần nguồn nhân lực có trình độ để vận hành công nghệ |
Lời giải bài tập Công nghệ 12 Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản hay khác: