Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề)
Với Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 12 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 12 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 12.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào.
(2) Cá rô.
(3) Bèo hoa dâu.
(4) Tôm.
(5) Bèo Nhật Bản.
(6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống.
(8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. (3), (4), (7), (8).
B. (1), (2), (6), (8).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (5), (7).
Câu 2: Mối quan hệ hỗ trợ bao gồm
1. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
2. Hải quỳ sống trên mai cua
3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
4. Phong lan sống trên thân cây gỗ
5 . Trùng roi sống trong ruột mối.
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 5.
C. 2, 4, 5.
D. 1, 3, 4.
Câu 3: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
Câu 4: Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 5: Tuổi sinh thái là:
A. tuổi thọ tối đa của loài.
B. tuổi bình quần của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. tuổi thọ do môi trường quyết định.
Câu 6: Những nguyên nhân làm cho kích thước của quần thể thay đổi là
A. mức sinh sản.
B. mức tử vong.
C. mức nhập cư và xuất cư.
D. cả A, B và C.
Câu 7: Cơ quan tương tự là những cơ quan:
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 8: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhómvượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là:
A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
D. thời gian mang thai 270 - 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3,5 điểm)
a) Giới hạn sinh thái là gì? Khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu là gì?
b) Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái với mô tả sau: cá chim có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là 12 – 38oC, khoảng thuận lợi là 24 – 30oC, điểm cực thuận là 28oC.
Câu 2: (2,5 điểm): Trong quần thể có những nhóm tuổi nào, nêu khái niệm?
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | C | C | C | C | D | A | A |
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1
a) - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định. (0,5 điểm)
- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. (0,5 điểm)
- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. (0,5 điểm)
b) Vẽ sơ đồ (2 điểm)
Câu 2 Có 3 nhóm tuổi:
– Nhóm trước sinh sản là những cá thể chưa có khả năng sinh sản. Sự tăng trưởng của cá thể xảy ra chủ yếu là tăng kích thước và khối lượng. (0,75 điểm)
– Nhóm đang sinh sản là lực lượng tái sản xuất của quần thể. Tuỳ từng loài mà nhóm này sinh sản 1 lần hay nhiều lần trong đời. Sức sinh sản lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tiềm năng sinh học của mỗi loài và thích nghi với mức tử vong cao hay thấp. (1 điểm)
– Nhóm sau sinh sản gồm những cá thể không có khả năng sinh sản nữa và chúng có thể sống đến cuối đời. (0,75 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 2)
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 2: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
Câu 3: Quan hệ cạnh tranh là:
A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.
B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.
C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.
D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.
Câu 4: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng mức độ sinh sản.
C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
Câu 5: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:
A. cân bằng sinh học
B. cân bằng quần thể
C. khống chế sinh học.
D. giới hạn sinh thái
Câu 6: Các cây hạt trần đầu tiên xuất hiện ở:
A. Kỉ Tam Điệp
B. Kỉ Giura
C. Kỉ Phấn Trắng
D. Kỉ Pecmơ
Câu 7: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:
A. Các hoá thạch
B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá
C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay
D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín
Câu 8: Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới:
A. Prôtêin – lipit
B. Prôtêin – saccarit
C. Prôtêin – prôtêin
D. Prôtêin – axit nuclêôtit
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm): Trình bày đặc điểm thích nghi của thực vật với ánh sáng.
Câu 2: (2 điểm): Quần thể sinh vật là gì? Các đặc trưng cơ bản của quần thể.
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | D | A | C | C | D | B | D |
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1
- Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết. (1 điểm)
- Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây. Những cây mọc riêng lẽ ngoài rừng hay những cây mọc trong rừng có thân phát triển đều, thẳng, có tán cân đối. Những cây mọc ở bìa rừng hoặc trên đường phố có tường nhà cao tầng, do có tác dụng không đồng đều của ánh sáng ở 4 phía nên tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng. Đặc tính này gọi là tính hướng ánh sáng của cây. (1 điểm)
- Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi cường độ ánh sáng. Do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng dưới, lá thường nằm ngang để có thể tiếp nhận được nhiều nhất ánh sáng tán xạ; các lá ở tầng trên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao. (1 điểm)
- Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành các nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng. (1 điểm)
Câu 2
- Quần thể là tập hợp các cáthể của cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới hữu thụ. (1 điểm)
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể: tỉ lệ giới tính, mật độ cá thể, kích thước quần thể, phân bố cá thể trong quần thể. (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 3)
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ trung bình của cá thể.
B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
Câu 2: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 3: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.
D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 4: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
Câu 5: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt
A. dưới mức tối thiểu.
B. mức tối đa.
C. mức tối thiểu.
D. mức cân bằng
Câu 6: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1), (3), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (3), (4), (5).
D. (1), (2), (4).
Câu 7: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Câu 8: Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào.
(2) Cá rô.
(3) Bèo hoa dâu.
(4) Tôm.
(5) Bèo Nhật Bản.
(6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống.
(8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. (3), (4), (7), (8).
B. (1), (2), (6), (8).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (5), (7).
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm): Trình bày đặc điểm và vai trò của các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 2: (2 điểm): Nhân tố sinh thái là gì? Phân loại các nhân tố sinh thái.
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | A | A | A | A | D | B | D |
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1
* Mối quan hệ hỗ trợ: (2 điểm)
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …
- Vai trò:
+ Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
* Mối quan hệ cạnh tranh: (2 điểm)
- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
- Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, ánh sáng; các con đực tranh giành con cái.
- Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu 2
- Khái niệm: Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
- Các nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhóm nhân tố vô sinh: là các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
+ Nhóm nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa sinh vật này và sinh vật khác sống xung quanh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 4)
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:
A. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
B. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
C. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
D. Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài thường có tương quan sao cho phù hợp với nguồn sống.
Câu 2: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào
A. cạnh tranh cùng loài.
B. khống chế sinh học.
C. cân bằng sinh học.
D. cân bằng quần thể.
Câu 3: Mật độ của quần thể là
A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
D. số lượng cá thể trung bình trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Câu 4: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.
D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 5: Sự sống chuyển từ dưới nước lên ở cạn vào:
A. Kỉ Cambri
B. Kỉ Đêvôn
C. Kỉ Than đá
D. Kỉ Silua
Câu 6: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh
A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.
B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học.
C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?
A. Chịu được ánh sáng mạnh.
B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
C. Lá xếp nghiêng.
D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
Câu 8: Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A. I và II.
B. I, II và III.
C. I, II và IV.
D. I, II, III và IV
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm): Trình bày cách bố trí, kết quả, kết luận của thí nghiệm của Milơ và Urây.
Câu 2: (3 điểm): Trình bày đặc điểm và vẽ hình mô tả các kiểu tháp tuổi của quần thể sinh vật, ý nghĩa chung của tháp tuổi.
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | B | D | A | D | A | B | D |
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1
- Cách bố trí: tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của Trái Đất nguyên thủy trong một bình thủy tinh 5 lít. Bố trí dụng cụ thí nghiệm: có bình 5 lít chứa nước và khí (CH4, NH3 và H2) , vị trí có điện cực phóng điện; có vị trí làm lạnh hơi nước tạo ra sau phản ứng rồi lấy ra dưới dạng nước đã được làm lạnh. Điện cực sẽ phóng điện trong hệ thống đã lắp đặt liên tục trong 1 tuần.Đem nước đã được làm lạnh sau phản ứng đi phân tích. (1,5 điểm)
- Kết quả thu được một số hợp chất hữu cơ đơn giản. (0,5 điểm)
- Kết luận: giả thuyết của Oparin và Handan là chính xác, cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa… (1 điểm)
Câu 2