Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5.

Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 CTST Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 CD

Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 CTST Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10: học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam có

A. bề ngang rộng.

B. chiều bắc – nam ngắn.

C. dạng hình ngôi sao.

D. dạng hình chữ S.

Câu 2. Quốc kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện

A. sự độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn của đất nước.

B. khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân dân.

C. ước mơ về một cuộc sống yên bình, nhiều may mắn.

D. hi vọng về sự thịnh vượng và trường tồn của dân tộc.

Câu 3. Một trong những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa ở Việt Nam là

A. nhiệt độ thấp.

B. độ ẩm thấp.

C. mưa nhiều.

D. gió không thay đổi.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với sông ngòi ở Việt Nam?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Phân bố rộng khắp trên cả nước.

C. Có nhiều sông lớn và đầy nước quanh năm.

D. Lượng nước sông thay đổi theo mùa.

Câu 5. So với phần lãnh thổ đất liền của nước ta, vùng biển Việt Nam nằm ở phía

A. bắc, đông và tây bắc.

B. đông, nam và tây nam.

C. tây, tây nam và nam.

D. bắc, đông và nam

Câu 6. Đội Hoàng Sa được chúa Nguyễn thành lập vào thế kỉ XVII để thực hiện hoạt động nào sau đây trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Cứu nạn tàu thuyền và thu thuế.

B. Khai thác sản vật và thực thi chủ quyền.

C. Lập bia chủ quyền và cứu nạn.

D. Thu thuế và thực thi chủ quyền.

Câu 7. Trong số 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, dân tộc nào số dân đông nhất?

A. Tày.

B. Nùng.

C. Thái.

D. Kinh.

Câu 8. Ý nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của dân số tăng nhanh?

A. Tạo được nguồn lao động dồi dào và dự trữ lao động lớn.

B. Đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên.

C. Chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng cao.

D. Gia tăng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

Câu 9. Ở khu vực miền Trung của Việt Nam, Vương quốc Chăm-pa ra đời và tồn tại vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ II đến thế kỉ XV.

B. Thế kỉ II TCN đến thế kỉ X.

C. Thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

D. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II TCN.

Câu 10. Đền tháp Chăm-pa là công trình kiến trúc

A. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất của người Chăm.

B. nhà ở có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

C. tôn giáo không có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Chăm.

D. tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

Câu 11. Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Thông tin. Nhiều hiện vật khảo cổ như bia đá có khắc chữ San-krit (Sanskrit), tượng thần Vit-xnu (Vishnu), tượng Phật, dấu tích công trình bằng gỗ, gạch,... được phát hiện ở Nam Bộ đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của Vương quốc Phù Nam.

□ Nhiều hiện vật khảo cổ phát hiện ở Nam Bộ đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Phù Nam.

□ Cư dân Phù Nam đã biết sáng tạo ra chữ viết và được dùng phổ biến.

□ Phát hiện ở Nam Bộ nhiều dấu tích công trình bằng gỗ, gạch của cư dân Phù Nam.

□ Nhiều dấu tích khảo cổ cho thấy cư dân Phù Nam đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thiện sơ đồ sau đây về ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên và hoạt động sản xuất của nước ta.

3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Trình bày sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.

b) Kể tên một số truyền thuyết/ sự tích… liên quan đến Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10: học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam là

A. Hà Giang.

B. Hải Phòng.

C. Thanh Hoá.

D. Cà Mau.

Câu 2. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài hát nào?

A. Tiến quân ca.

B. Một vòng Việt Nam.

C. Việt Nam ơi!

D. Xin chào Việt Nam.

Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với hình dáng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam?

A. Hẹp ngang.

B. Chạy dài từ tây sang đông.

C. Đường bờ biển cong hình chữ S.

D. Chạy dài theo chiều bắc – nam.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động tích cực của vị trí địa lí đến tự nhiên và hoạt động sản xuất của Việt Nam?

A. Thiên nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng.

B. Tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế.

C. Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão,…).

D. Thuận lợi trong việc giao lưu với các nước trên thế giới.

Câu 5. Hai quần đảo lớn của Việt Nam là

A. Hoàng Sa và Cồn Cỏ.

B. Hoàng Sa và Trường Sa.

C. Lý Sơn và Trường sa.

D. Cô Tô và Thổ Chu.

Câu 6. Hiện nay, việc duy trì Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (trên đảo Lý Sơn) nhằm mục đích

A. giáo dục thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm gìn giữ biển, đảo Việt Nam.

B. thể hiện khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức của thế hệ trẻ Việt Nam.

C. phản ánh niềm tin và hi vọng về sự thịnh vượng và trường tồn của dân tộc.

D. khuyến khích, thúc đẩy nhân dân Việt Nam hăng say sản xuất nông nghiệp.

Câu 7. Đáp án đúng là: Việt Nam tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng

A. 1 triệu người.

B. 2 triệu người.

C. 3 triệu người.

D. 4 triệu người.

Câu 8. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các dân tộc Việt Nam luôn

A. đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

B. mâu thuẫn, tranh chấp địa bàn cư trú.

C. xa cách, ít có sự giao lưu với nhau.

D. diễn ra nhiều cuộc xung đột, chiến tranh.

Câu 9. Vương quốc Phù Nam ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian từ

A. thế kỉ I đến thế kỉ III.

B. thế kỉ I đến thế kỉ IV.

C. thế kỉ I đến thế ki VI.

D. thế kỉ I đến thế kỉ VII.

Câu 10. Sự ra đời của Vương quốc Phù Nam được thể hiện thông qua truyền thuyết nào sau đây?

A. Truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

B. Truyền thuyết Hỗn Điền – Liễu Diệp.

C. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.

D. Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung.

Câu 11. Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Thông tin. Tháp Pô Klong Ga-rai là một quần thể gồm 3 tháp, cụ thể như: tháp chính thờ tượng vua Pô Klong Ga-rai, tháp cổng ở phía đông và tháp Thần Lửa hơi chếch về phía nam có mái hình thuyền... Tương truyền hiện nay trong tâm thức dân tộc Chăm, vua Pô Klong Ga-rai là vị vua có công lớn trong việc canh tân xứ sở, điển hình nhất là vua chỉ huy việc xây dựng hệ thống dẫn thuỷ nhập điền vào những cánh đồng khô hạn ở Phan Rang, mà ngày nay, đập nước Nha Trinh trên sống Cái đưa nước vào các cánh đồng ở Phan Rang là kế thừa và phát triển hệ thống dẫn thuỷ nhập điền có từ thời vị vua này. Cũng chính vì vậy, Pô Klong Ga-rai được tôn là thần".

(Theo Cổng thông tin điện tử Viện Khảo cổ học, Huyền bí tháp Pô Klong Ga-rai (Ninh Thuận)

□ Quần thể tháp Pô Klong Ga-rai gồm tháp chính, tháp cổng và tháp Lửa.

□ Tháp Pô Klong Ga-rai được người Chăm xây dựng để thờ thần Mặt Trời.

□ Vua Pô Klong Ga-rai có nhiều công lao đối với người Chăm.

□ Thần Pô Klong Ga-rai được thờ ở vị trí trang trọng nhất trong quần thể di tích.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng dưới đây về thuận lợi, khó khăn của khí hậu và sông, hồ đối với đời sống và sản xuất.

3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.

Nội dung

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Thời gian ra đời

 

 

Kinh đô

 

 

Người đứng đầu nhà nước

 

 

b) Kể tên một số truyền thuyết/ sự tích… liên quan đến Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10: học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Phần đất liền của Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia là:

A. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan.

B. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.

C. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

Câu 2. Trên phần đất liền nước ta có

A. 1/2 diện tích là đồng bằng, 1/2 diện tích là đồi núi.

B. 1/4 diện tích là đồng bằng, 3/4 diện tích là đồi núi.

C. 3/4 diện tích là đồng bằng, 1/4 diện tích là đồi núi.

D. 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.

Câu 3. Một trong những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam là

A. nhiệt độ cao.

B. lượng mưa ít.

C. gió không thay đổi.

D. nhiệt độ thấp.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với khoáng sản ở Việt Nam?

A. Có nhiều loại khoáng sản.

B. Phần lớn khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.

C. Phân bố đồng đều ở các tỉnh, thành phố.

D. Có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xít, sắt,...

Câu 5. Dân cư Việt Nam phân bố thưa thớt ở khu vực nào?

A. Đồng bằng.

B. Thành thị.

C. Ven biển.

D. Miền núi.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây đúng với dân cư nước ta?

A. Quy mô dân số nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á.

B. Quy mô dân số lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

C. Đông dân, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

D. Đông dân, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 7. Kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang thuộc tỉnh nào ngày nay?

A. Vĩnh Phúc.

B. Phú Thọ.

C. Bắc Ninh.

D. Thanh Hoá.

Câu 8. Truyền thuyết Thánh GióngSự tích nỏ thần đều có nội dung phản ánh về

A. sự nỗ lực trong chế ngư là lụt của người Việt cổ.

B. sự nỗ lực trong lao động sản xuất của người Việt cổ.

C. tinh thần đoàn kết trong xóm làng của người Việt cổ.

D. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Câu 9. Vương quốc Chăm-pa ra đời và tồn tại ở khu vực nào dưới đây của Việt Nam?

A. Miền Nam.

B. Miền Trung.

C. Tây Nguyên.

D. Miền Bắc.

Câu 10. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO ghi danh là

A. Di sản Thiên nhiên Thế giới.

B. Di sản Văn hoá Thế giới.

C. Di sản Văn hoá phi vật thể.

D. Di sản Tư liệu Thế giới.

Câu 11. Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Thông tin. “Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập Đội Hoàng Sa, sau đó lập thêm Đội Bắc Hải (do Đội Hoàng Sa kiêm quản) để khai thác sản vật và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa".

☐ Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải cùng được thành lập dưới thời chúa Nguyễn.

☐ Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải là hai đội độc lập, có chức năng và hoạt động riêng biệt.

☐ Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được thành lập chỉ để khai thác sản vật.

☐ Từ thế kỉ XVII, nhân dân Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm xác lập và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

Yêu cầu a) Lựa chọn các từ/ cụm từ cho sẵn sào chỗ trống (…..) để hoàn thành câu chuyện dưới đây

Ấn Độ

cây cung

 Hỗn Điền

Liễu Diệp

Thủ lĩnh

Vương quốc Phù Nam

Câu chuyện: Thời đó, có người (1)…………………. tên là Hỗn Điền nằm mộng thấy một vị thần ban cho cây cung và dặn là phải đi thuyền lớn ra biển. Khi trời sáng, (2)…………………. lập tức đến ngôi đền thờ thần và nhặt được (3)…………………. Theo lời thần dặn, Hỗn Điền đi thuyền lênh đênh trên biển tới gần đất Phù Nam. (4)…………………. của người Phù Nam là người con gái tên (5)…………………. khi thấy thuyền của Hỗn Điền đến thì muốn bắt giữ. Hỗn Điền liền giương cung bắn, Liễu Diệp xin hàng. Sau đó, Hỗn Điền đã lấy Liễu Diệp làm vợ và cùng nhau cai trị (6)………………….

(Nguồn: Theo Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam, lịch sử văn hoá, Viện Văn hoá và NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2005, tr.31 – 32)

Yêu cầu b) Câu chuyện trên giải thích cho điều gì?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy mô tả và cho biết ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 CTST Xem thử Đề thi GK1 Sử Địa lớp 5 CD

Xem thêm đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 có đáp án hay khác: