Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề + ma trận)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Khoa học tự nhiên 9 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 KHTN 9.
Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề + ma trận)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên 9
(Theo chương trình dạy song song)
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào
A. khối lượng.
B. trọng lượng riêng.
C. khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
D. khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 2. Khi vật có khối lượng không đổi nhưng vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ
A. giảm phân nửa.
B. tăng gấp đôi.
C. không thay đổi.
D. tăng gấp 4 lần.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng?
A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.
Câu 4. Đơn vị của công trong hệ SI là
A. W.
B. mkg.
C. J.
D. N.
Câu 5. Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học?
A. Một người đang kéo một vật chuyển động.
B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn.
C. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
D. Máy xúc đất đang làm việc.
Câu 6. Công suất là
A. công thực hiện được trong một giây.
B. công thực hiện được trong một ngày.
C. công thực hiện được trong một giờ.
D. công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Câu 7. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Hg.
B. Ag.
C. Cu.
D. Al.
Câu 8. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải là
A. Mg, K, Fe, Cu.
B. Cu, Fe, K, Mg.
C. K, Mg, Fe, Cu
D. Cu, Fe, Mg, K.
Câu 9. Trong hợp kim gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là
A. Mg.
B. Al.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 10. . Chlorine không có ứng dụng nào sau đây?
A. Khử trùng nước sinh hoạt.
B. Sản xuất chất tẩy rửa.
C. Sản xuất muối ăn.
D. Sản xuất chất dẻo.
Câu 11. Di truyền là
A. sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. sự truyền đạt các gene từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. sự biểu hiện các tính trạng do gene quy định.
D. sự biểu hiện các tính trạng do môi trường tác động.
Câu 12. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng biến dị?
A. Bố mẹ tóc thẳng sinh con tóc thẳng.
B. Bố mẹ cao sinh con cao.
C. Bố mẹ da ngăm sinh con da ngăm.
D. Bố mẹ có mũi cao sinh con có mũi tẹt.
Câu 13. Kết quả thí nghiệm lai một tính trạng được Mendel giải thích bằng sự phân li của cặp
A. nhân tố di truyền.
B. gene.
C. NST thường.
D. NST giới tính.
Câu 14. Loại nitrogenous base nào liên kết với adenine?
A. Thymine.
B. Guanine.
C. Cytosine.
D. Adenine.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác biệt trong cấu trúc của DNA và RNA?
A. DNA được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, còn RNA không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. DNA thường có cấu trúc 2 mạch, còn RNA thường có cấu trúc 1 mạch.
C. DNA có đơn phân adenine, còn RNA không có đơn phân adenine.
D. DNA có liên kết hydrogen giữa các base, còn RNA không có liên kết hydrogen giữa các base.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gene?
A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gene có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
B. Đột biến gene là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
C. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gene sẽ được biểu hiện ngay ở kiểu hình (gọi là thể đột biến).
D. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Cho biết tên các dụng cụ và hoá chất được sử dụng trong thí nghiệm sau:
Bài 2. (1 điểm)
a. Một trung tâm bồi dưỡng kiến thức tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy. Có một học viên có trọng lượng 700 N chạy đều hết quãng đường 600 m trong 50 s. Tìm động năng của học viên đó. Lấy g = 10 m/s2.
b. Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000 N làm toa xe đi được 1000 m. Tính công của lực kéo đầu tàu.
Bài 3. (1 điểm) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho:
(a) nhôm (aluminium) tác dụng với khí clorine.
(b) kim loại sắt (iron) vào dung dịch hydrochloric acid.
(c) hơi nước tác dụng với kẽm (zinc) ở nhiệt độ cao.
(d) kim loại magnesium tác dụng với oxygen.
Bài 4. (1,5 điểm)
a. Đề xuất thí nghiệm để so sánh độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt.
b. Kể tên 2 hợp kim mà em biết. Vì sao hợp kim được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất?
Bài 5. (1 điểm)
a. Giải thích vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
b. Có hai trình tự DNA, trong đó:
Trình tự bình thường: 5' GCG ACG TTC 3'.
Trình tự đột biến: 5' GCG CAC GTT C 3'.
Xác định dạng đột biến đã xảy ra. Giải thích. Dạng đột biến này đã ảnh hưởng như thế nào đến số liên kết hydrogen của đoạn DNA.
Bài 6. (0,5 điểm) Ở cây đậu hà lan, hoa tím (A) trội hoàn toàn so với hoa trắng (a); cây thân cao (B) trội hoàn toàn so với cây thân thấp (b). Xác định kiểu gene của bố mẹ trong trường hợp đời con thu được 318 cây hoa tím, thân cao và 98 cây hoa tím, thân thấp.
Hướng dẫn giải
Phần I. Trắc nghiệm
1. C |
2. D |
3. C |
4. C |
5. B |
6. D |
7. A |
8. C |
9. C |
10. C |
11. A |
12. D |
13. A |
14. A |
15. B |
16. C |
Câu 16.
C. Sai. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gene lặn sẽ chưa được biểu hiện ngay ở kiểu hình do tồn tại ở trạng thái dị hợp, khi các gene lặn đột biến tổ hợp lại với nhau ở trạng thái đồng hợp thì đột biến mới được biểu hiện ở kiểu hình (gọi là thể đột biến.
Phần II. Tự luận
Bài 1.
Trong thí nghiệm, đã sử dụng:
- Các dụng cụ gồm: Đèn cồn, giá thí nghiệm, ống nghiệm, chậu thủy tinh, nút cao su, ống dẫn bằng thủy tinh.
- Các hoá chất gồm: C2H5OH, H2SO4, đá bọt.
Bài 2.
a.
- Vận tốc của học viên v = = 12 m/s.
- Khối lượng của học viên m = = 70 kg.
- Động năng của học viên
b.
Lực kéo của đầu tàu cùng phương với phương chuyển động của tàu F = 5000 N.
Quãng đường s = 1000 m
Công của lực kéo đầu tàu A = Fs = 5000.1000 = 5000000 J.
Bài 3.
(a) 2Al + 3Cl2 2AlCl3
(b) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(c) Zn + H2O ZnO + H2
(d) 2Mg + O2 2MgO.
Bài 4.
a. Để so sánh độ hoạt động của kẽm và sắt có thể thực hiện hai thí nghiệm:
(1) Nhúng một lá kẽm vào dung dịch muối Fe(II) (ví dụ: FeCl2, FeSO4).
(2) Nhúng một miếng sắt vào dung dịch muối Zn (ví dụ ZnCl2, ZnSO4).
- Nếu thí nghiệm (1) xảy ra phản ứng thì Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Fe.
- Nếu thí nghiệm (2) xảy ra phản ứng thì Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Zn.
b.
- Hai hợp kim: Gang, thép …
- Hợp kim có nhiều ưu điểm vượt trội so với kim loại nguyên chất về độ cứng, độ bền, khả năng chống ăn mòn và gỉ sét, phù hợp với nhiều ứng dụng do đó được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và cuộc sống.
Bài 5.
a.
Chỉ từ bốn loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA vì: DNA được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, từ bốn loại nucleotide liên kết theo chiều dọc và sắp xếp theo nhiều cách khác nhau đã tạo ra vô số phân tử DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide.
b.
- Dạng đột biến đã xảy ra: Thêm 1 cặp nucleotide C – G.
- Giải thích: So sánh trình tự bình thường với trình tự đột biến cho thấy một nucleotide C được thêm vào vị trí số 4 → Đây là dạng đột biến thêm 1 cặp nucleotide C – G.
- Đột biến thêm 1 cặp nucleotide C – G sẽ làm số liên kết hydrogen của đoạn DNA tăng lên 3.
Bài 6.
Phân tích tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con:
Hoa tím = 100% → P: AA × AA, AA × Aa, AA × aa.
Thân cao : thân thấp = 318 : 98 ≈ 3 : 1 → P: Bb × Bb.
→ Các cặp P thỏa mãn: AABb × AABb; AABb × AaBb hoặc AABb × aaBb.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: