X

Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 24.2, hãy phân tích vấn đề phát triển công nghiệp


Dựa vào thông tin mục 1 và hình 24.2, hãy phân tích vấn đề phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.

Giải Địa 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 108 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 24.2, hãy phân tích vấn đề phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 24.2, hãy phân tích vấn đề phát triển công nghiệp

Lời giải:

- Phát triển sớm, giá trị sản xuất cao và tăng nhanh, chiếm trên 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (2021).

- Phát triển theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, một số ngành nổi bật là: công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt, sản xuất trang phục; nhiệt điện và khai thác than.

+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phát triển nhanh. Các sản phẩm chủ yếu là máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng và thiết bị viễn thông. Các cơ sở sản xuất phân bố chủ yếu ở Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc,…

+ Công nghiệp sản xuất ô tô và xe có động cơ khác có sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,…

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm: vị trí quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng, phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,…

+ Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục phát triển dựa trên cơ sở nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các cơ sở lớn tập trung ở Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên.

+ Nhiệt điện: vùng có nhiều nhà máy nhiệt điện có công suất lớn, nguồn nhiên liệu chủ yếu là than: Phả Lại (Hải Dương), Cẩm Phả, Mông Dương (Quảng Ninh), Hải Phòng 1 và  2, Thái Bình 1 và 2.

+ Công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Sản lượng than khai thác của vùng năm 2021 là 45,3 triệu tấn (chiếm 90% cả nước). Hiện nay, một số mỏ lộ thiên đã dừng khai thác, tăng cường ứng dụng công nghệ cao để giảm thất thoát tài nguyên và hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các trung tâm công nghiệp của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hạ Long.

+ Định hướng phát triển: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, tham gia toàn diện vào chuỗi giá trị toàn cầu; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như sản xuất chíp, bán dẫn, rô-bốt, vật liệu mới,…

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: