Tìm kiếm thông tin, viết bài giới thiệu về tiềm năng phát triển của một ngành kinh tế ở Đông Nam Bộ
Tìm kiếm thông tin, viết bài giới thiệu về tiềm năng phát triển của một ngành kinh tế ở Đông Nam Bộ (du lịch biển, khai thác dầu khí, cây công nghiệp, cây ăn quả).
Giải Địa 12 Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ - Kết nối tri thức
Vận dụng trang 144 Địa Lí 12: Tìm kiếm thông tin, viết bài giới thiệu về tiềm năng phát triển của một ngành kinh tế ở Đông Nam Bộ (du lịch biển, khai thác dầu khí, cây công nghiệp, cây ăn quả).
Lời giải:
Tiềm năng phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ
- Vùng Đông Nam Bộ có đường bờ biển dài 350km, nhiều bãi tắm đẹp như: Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo... Khu vực này còn có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái gắn liền với vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng ngập mặn như: Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao, không có mùa đông lạnh, ít thay đổi trong năm, mùa khô kéo dài thuận lợi phát triển du lịch biển.
- Vị trí nằm liền kề Đồng bằng sông Cửu Long, cửa ngõ phía Tây nối với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia thông qua mạng lưới đường bộ xuyên Á, phía Đông có hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải, khu vực Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là du lịch.
- Với đường bờ biển dài, bãi cát thoai thoải, nước biển xanh trong, thành phố biển Vũng Tàu và huyện đảo Côn Đảo gồm nhiều hòn đảo lớn, nhỏ với cảnh quan đảo đặc sắc, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điểm đến thu hút du khách. Cần Giờ là huyện duy nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, có rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam.
- Mỗi địa phương có biển, đảo ở Đông Nam Bộ đều là nơi hình thành, lưu giữ nhiều nét văn hóa gắn với lịch sử, đời sống của cư dân địa phương. Đây được xem là những tài nguyên du lịch nhân văn rất độc đáo để các địa phương xây dựng, khai thác thành các sản phẩm du lịch đậm nét văn hóa bản địa.
- Nhiều lễ hội dân gian của cư dân vùng biển đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiêu biểu như Lễ hội nghinh Ông tại huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Lễ hội nghinh Ông đình Thắng Tam (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ hay khác: