Những phân tích di truyền tế bào học cho biết, có 2 loài chuối khác nhau: chuối rừng lưỡng bội và chuối trồng tam bội
Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Bài 9 (trang 66 SGK Sinh học 12): Những phân tích di truyền tế bào học cho biết, có 2 loài chuối khác nhau: chuối rừng lưỡng bội và chuối trồng tam bội. Ở những loài này, alen A xác định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a xác định thân thấp. Khi gây đột biến nhân tạo, người ta thu được một số dạng tứ bội và các dạng này chỉ tạo các giao tử lưỡng bội có khả năng sống.
a) Xác định kết quả phân li về kiểu gen và kiểu hình ở các phép lai sau:
♀ Aaaa x ♂ Aaaa
♀ AAaa x ♂ AAaa
b) Hãy cho biết một số đặc điểm quan trọng khác nhau giữa chuối rừng và chuối trồng.
c) Giải thích nguồn gốc và quá trình xuất hiện loài chuối trồng.
Lời giải:
a)
* Phép lai 1
P: ♀ Aaaa x ♂ Aaaa
Gp: (1/2Aa , 1/2aa) ; (1/2Aa , 1/2aa)
F1:
Tỉ lệ phân li kiểu gen : 1Aaaa :2 Aaaa : 1aaaa
Tỉ lệ phân li kiểu hình : 3 cao : 1 thấp
* Phép lai 2
P : Aaaa x Aaaa
Gp: ( 1/6 AA, 4/6 Aa , 1/6aa) ; ( 1/6 AA, 4/6 Aa , 1/6aa)
F1:
Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 35 cao : 1 thấp
b) Một số đặc điểm khác nhau của chuối rừng và chuối nhà
Đặc điểm | Chuối rừng | Chuối nhà |
---|---|---|
Lượng ADN | Bình thường | Cao |
Tổng hợp chất hữu cơ | Bình thường | Mạnh |
Tế bào | Bình thường | To |
Cơ quan sinh dưỡng | Bình thường | To |
Phát triển | Bình thường | Khoẻ |
Khả năng sinh giao tử | Bình thường → có hạt | Không có khả năng sinh giao tử bình thường nên không hạt |
c) Cho rằng chuối nhà bắt nguồn từ chuối rừng: Trong những trường hợp đặc biệt, khi chuối rừng phân li giao tử, các cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân tạo nên các giao tử 2n. Trong thụ tinh, giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo nên hợp tử 3n. Nhưng cây chuối tam hợp này có quả to, ngọt và không hạt đã được con người giữ lại trồng và nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng để tạo chuối nhà như ngày nay.