Dùng hai tay kéo dãn một lò xo (Hình 12.1a)
Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
C1. ( trang 71 sgk Vật Lý 10) Dùng hai tay kéo dãn một lò xo (Hình 12.1a):
a. Hai tay có chịu tác dụng của lò xo không ? Hãy nêu rõ điểm đặt, phương và chiều của các lực này.
b. Tại sao lò xo chỉ dãn đến một mức nào đó thì dừng lại ?
c. Khi thôi kéo, lực nào đã làm cho lò xo lấy lại chiều dài ban đầu?
Trả lời:
a. Có. Hai lực này có điểm đặt ở hai tay, cùng phương, ngược chiều với lực kéo dãn.
b. Lò xo càng dãn ra, lực đàn hồi càng tăng. Khi lực đàn hồi cân bằng với lực kéo thì lò xo ngừng dần. Nếu lực kéo quá lớn, lò xò dãn ra quá giới hạn thì khi đó, lò xo không còn tính đàn hồi, lực đàn hồi mất đi.
c. Khi thôi kéo, lực đàn hồi làm cho các vòng lò xo co lại gần nhau như lúc ban đầu.
C2.( trang 72 sgk Vật Lý 10) Lực của lò xo ở Hình 12.2b có độ lớn bằng bao nhiêu? Tại sao? Muốn tăng lực của lò xo lên 2 hoặc 3 lần ta làm cách nào?
Trả lời:
C3.( trang 72 sgk Vật Lý 10) Các kết quả trong Bảng 12.1 có gợi ý cho ta một mối liên hệ nào không ? Nếu có thì hãy phát biểu mối liên hệ đó.
Trả lời:
Có mối liên hệ giữa trọng lực và độ dãn của lò xo do đó giữa lực lò xo với độ dãn lò xo:
F/Δl = hằng số. Tức F tỉ lệ với độ dãn lò xo.