Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì


Bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

I. Mục đích

   + Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ bằng cách ghép nó đồng trục với thấu kính hội tụ để tạo ảnh thật của vật qua hệ hai thấu kính.

   + Rèn luyện kỹ năng sử dụng giá quang học để xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ.

II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

1. Giá quang học G, có thước dài 75cm

2. Đèn chiếu Đ, loại 12 V- 21 W

3. Bản chắn sáng C, màu đen, trên mặt có một lỗ tròn mang hình số 1 dùng làm vật AB.

4. Thấu kính phân kỳ L.

5. Thấu kính hội tụ L0.

6. Bản màn ảnh M

7. Nguồn điện U (AC-DC: 0-3-9-12V/3A)

8. Bộ hai dây dẫn có đầu phích căm.

III. THÍ NGHIỆM

1. Cơ sở lý thuyết:

- Sử dụng công thức tính vị trí ảnh tạo bởi thấu kính:

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11 Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

- Lập mối quan hệ giữa vị trí ảnh và tiêu cự của thấu kính qua hệ gồm thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

2. Cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm:

- Sử dụng thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ, vật, màn chắn.

- Lắp ráp thí nghiệm thực hành theo sơ đồ hình 35.1a sách giáo khoa.

3. Tiến hành thí nghiệm:

- Điều chỉnh khoảng cách vật, thấu kính, màn chắn phù hợp để thu được ảnh thật từ một màn chắn.

- Đo các khoảng cách d, d' và ghi chép các số liệu.

4. Tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:

- Tính tiêu cự của thấu kính trong mỗi lần đo theo công thức (1).

- Tính giá trị trung bình của tiêu cự.

- Tính được sai số của phép đo.

- Trình bày được kết quả và nhận xét được nguyên nhân gây ra sai số.

Xem thêm các bài giải bài tập sgk Vật Lí 11 hay khác: