Trên đồ thị c) hình 16.2 SGK, dòng điện bão hòa khoảng bao nhiêu
Bài 16: Dòng điện trong chân không
C1 trang 96 SGK: Trên đồ thị c) hình 16.2 SGK, dòng điện bão hòa khoảng bao nhiêu?
Trả lời:
Trên đồ thị c) hình 16.2 SGK, dòng điện bão hòa khoảng 20mA.
C2 trang 97 SGK: Vì sao khi áp suất còn lớn ta không thấy quá trình phóng điện qua khí, và khi áp suất đã đủ nhỏ lại có quá trình phóng điện tự lực?
Trả lời:
Khi áp suất còn lớn thì hạt tải điện ban đầu được tạo ra do các tác nhân icon hóa được gia tốc trong điện trường giữa hai cực anot và catot sẽ bị va chạm với các phân tử khí trong môi trường. Vì vậy động năng nó đạt được không đủ lớn, nên không icon hóa được các phần tử khác nhau và không gây được hiện tượng nhân số hạt tải điện => không thấy quá trình phóng điện qua chất khí.
Khi áp suất đã đủ nhỏ quãng đường tự do trung bình của các hạt tải tăng lên, động năng đủ lớn, có thể icon hóa được các phần tử khí khác và gây được hiện tượng nhân số hạt tải điện. Lúc đó, dù ngừng phun các hạt tải vào môi trường vẫn duy trì được dòng điện => có quá trình phóng điện tự lực.
C3 trang 97 SGK: Vì sao khi rút khí để được chân không tốt hơn thì tia catot lại biến mất?
Trả lời:
Trong hiện tượng phóng điện thành miền trong khí kém: chùm electron phát ra từ catot là nhờ các phần tử khí trong khi kém bị icon hóa thành các icon dương. Các icon này được gia tốc bởi hiệu điện thế giữa anot và catot nên có động năng đủ lớn tới đập vào catot làm phát ra các electron ( phát xa lạnh điện tử, khác với phát xạ điện nhiệt tử trong đi ốt chân không). Các electron này chuyển động từ catot về anot tạo thành chùm catot.
• Khi áp suất khoảng 1 mmHg đến 0,01 mmHg có miền tối catot và cột sáng anot.
• Khi áp suất khoảng 0,01 mmHg: có miền tối catot choán đầy ống và cột sáng anot biến mất.
• Nhưng khi áp suất thấp hơn nữa, số lượng phân tử khi ống quá nhỏ, lượng icon dương tới đập vào catot quá ít không đủ để duy trì số lượng electron bứt khỏi catot để tạo thành tia catot, khi đó sẽ biến mất.