Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
Bài 1 trang 160 Địa Lí 12: Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
Trả lời
a. Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: giáp với đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông thuận lợi giao lưu văn hóa, kinh tế – xã hội với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển.
+ Địa hình: Ven biển có dải đồng bằng nhỏ hẹp Thanh- Nghệ- Tĩnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
+ Khí hậu vẫn còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
+ Thủy văn: hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông.
+ Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), crôm (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), đá vôi Thanh Hóa… thuận lợi phát triển công nghiệp khai khoáng.
+ Rừng có diện tích tương đối lớn (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây biên giới Việt - Lào.
+ Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.
+ Vùng có tài nguyên du lịch nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,... Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha- Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới cố đô Huế…
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật: quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất đi dọc qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của Lào.
b. Khó khăn
- Địa hình hẹp ngang, chia cắt đông tây.
- Thường xuyên chịu hậu quả nặng nề của thiên tai: đặc biệt là bão, gió Lào, lũ lụt, sạt lở, hiện tượng cát bay, cát chảy,...
- Mức sống của người dân còn thấp.
- Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé.
- Mạng lưới công nghiệp còn mỏng.
- Giao thông vận tải kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.