Điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau
Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
Bài 1 trang 55 Địa Lí 12: Điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau:
Trả lời
Tên đai cao |
Độ cao |
Đặc điểm khí hậu |
Các loại đất chính |
Các hệ sinh thái chính |
Các hệ sinh thái chính |
- Miền Bắc: 600-700m. - Miền Nam: 900-1000m |
- Nhiệt đới biểu hiện rõ rệt. - Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình >25ºC). - Độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt. |
Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích, chủ yếu là đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát… |
Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. - Rừng nhiệt đới gió mùa. - Rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi. - Rừng ngập mặn trên đất mặn. - Rừng tràm trên đất phèn. - Xavan, cây bụi gai nhiệt đới trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn. |
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi |
- Miền Bắc: 600-700m đến 2600m. - Miền Nam: 900-1000m đến 2600m. |
- Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25ºC. - Mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. |
- Từ 600-700m đến 1600-1700m: đất feralit có mùn (đặc tính chua, tầng đất mỏng). - Trên 1600-1700m: Hình thành đất mùn. |
- Từ 600-700m đến 1600-1700m: Các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. - Trên 1600-1700m: Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài (có rêu, địa y phủ kín thân, cành cây). |
Đai ôn đới gió mùa trên núi |
- Từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). |
- Có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15ºC, mùa đông xuống dưới 5ºC. |
- Đất mùn thô. |
- Các loài thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,... |