Cho bảng sô liệu sau: Hãy tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò
Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
Bài 2 trang 175 Địa Lí 12: Cho bảng sô liệu sau:
a. Hãy tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
b. Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và các kiến thức đã học, hãy cho biết:
- Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia sức lớn?
- Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của hai vùng so với cả nước?
- Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
Trả lời
a. Tính tỉ trọng:
Bảng số liệu thể hiện cơ cấu đàn trâu và đàn bò của các vùng và cả nước năm 2005, đơn vị %:
Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
Trâu | 34,5 | 65,1 | 10,4 |
Bò | 65,5 | 34,9 | 89,6 |
b. Trả lời câu hỏi:
- Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia sức lớn vì:
+ Có đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
+ Nguồn thực phẩm cho chăn nuôi ngày càng được tăng cường và đảm bảo nhờ ngành trồng trọt.
+ Các điều kiện thuận lợi khác: khí hậu, người dân có kinh nghiệm chăn nuôi gia súc, thị trường tiêu thụ, chính sách phát triển.
- Tỉ trọng của hai vùng so với cả nước:
Bảng số liệu thể hiện tỉ trọng số lượng gia súc lớn của hai vùng so với cả nước năm 2005 (đơn vị %).
Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
Trâu | 100 | 57,5 | 2,5 |
Bò | 100 | 16,2 | 11,1 |
+ Đàn trâu của trung du miền núi Bắc Bộ lớn nhất cả nước với 57,5% và Tây Nguyên chiếm 2,5% đàn trâu cả nước.
+ Đàn bò trung du miền núi Bắc Bộ chiếm 16,2% và Tây Nguyên chiếm 11,1% đàn bò cả nước.
- Ở trung du miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò do trâu có điều kiện sinh thái phù hợp hơn (khí hậu lạnh ẩm) và nhu cầu nuôi trâu lấy sức kéo, tập quán chăn thả từ xa xưa. Đàn bò ở Tây Nguyên phát triển mạnh hơn do điều kiện sinh thái của bò phù hợp với khí hậu nóng ẩm, nhu cầu nuôi bò để lấy thịt và sữa.