X

Giải bài tập Địa Lí 12

Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu các hình thức tổ chức lãnh thổ


Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 Trang 126: Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trả lời

- Điểm công nghiệp.

- Khu công nghiệp.

- Trung tâm công nghiệp.

- Vùng công nghiệp.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 Trang 126: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu những đặc điểm chính của điểm công nghiệp.

Trả lời

- Chỉ bao gồm các xí nghiệp đơn lẻ.

- Các xí nghiệp này thường được phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ.

- Không có mối liên hệ về sản xuất.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 Trang 126: Hãy xác định một số điểm công nghiệp trên hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam).

Trả lời

Tĩnh Túc, Thác Bà, Sơn La, Đồng Hới, Quảng Ngãi, Bảo Lộc, Phan Thiết,...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 Trang 126: Hãy kể tên một số khu công nghiệp tập trung ở địa phương (nếu có).

Trả lời

- Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn, khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh).

- Khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội).

- Khu công nghiệp Đình Trám, khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang).

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 Trang 126: Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.

Trả lời

- Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam).

- Điều kiện tự nhiên: gần nguồn nước, sẵn các tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Có cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.

+ Có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.

+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 12 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 12:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.