Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 31 Trang 139: Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005.
Trả lời
- Giai đoạn 1990 – 2005, giá trị xuất khẩu liên tục tăng, từ 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005), tăng gấp 13,5 lần.
- Nguyên nhân:
+ Đổi mới cơ chế quản lí: mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.
+ Sự chuyển dịch tích cực do nước ta tập trung vào các ngành có thế mạnh về nguồn nguyên liệu và lao động.
+ Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 31 Trang 139: ): Quan sát hình 31.3, hãy nhận xét về tình hình nhập khẩu của nước ta.
Trả lời
- Giá trị nhập khẩu tăng nhanh, từ 2,8 tỉ USD (năm 1990) lên 36,8 tỉ USD (năm 2005), tăng gấp 13,1 lần.
- Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác so với trước thời kì đổi mới.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 31 Trang 139: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hình 31.5 và sơ đồ, hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta.
Trả lời
a. Du lịch tự nhiên
- Địa hình: nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch
- Nước ta có 125 bãi biển lớn nhỏ có thể xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng Mỹ Khê, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang,.. 2 di sản thiên nhiên thế giới: vịnh Hạ Long, động Phong Nha. 200 hang động và các đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch: Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo,…
- Khí hậu
+ Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng.
+ Nước ta có thể phát triển nhiều loại hình du lịch quanh năm như mùa hè: du lịch biển, mùa đông du lịch sinh thái vùng ôn đới, núi cao.
- Nước:
+ Hệ thống sông, hồ, kênh rạch thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên và nhân tạo đã trở thành các điểm tham quan du lịch như hồ Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,…
+ Nguồn nước khoáng thiên nhiên: Kim Bôi (Hoà Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh),…
- Tài nguyên sinh vật:
+ Vườn quốc gia ở nước ta cũng có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình),…
+ Nguồn động vật hoang dã và thủy hải sản phong phú.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích văn hoá – lịch sử:
+ Cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng: quần thể kiến trúc cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- Các lễ hội truyền thống:
+ Diễn ra quanh năm
+ Tập trung vào mùa xuân
+ Các lễ hội nổi tiếng: Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Đâm Trâu (Gia Lai),....
- Tài nguyên khác:
+ Làng nghề truyền thống: Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Bầu Trúc (Ninh Thuận), Tân Vạn (TP. Hồ Chí Minh)...
+ Văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực,...