Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến
Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 12 Trang 79: Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Trả lời
- Nông nghiệp: đầu tư nhiều vốn nhất, chủ yếu là các đồn điền cao su.
- Công nghiệp: mở một số ngành như dệt, muối, xay xát,… khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
- Thương nghiệp: ngoại thương có bước phát triển mới.
- Giao thông vận tải: phát triển.
- Thực hiện các biện pháp tăng thuế.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 12 Trang 79: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến ra sao?
Trả lời
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ đã tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bần cùng, không có lối thoát. Là động lực cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng. Có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp tư sản: phân hóa thành hai bộ phận.
+ Tư sản dân tộc có khuynh hướng dân tộc ,dân chủ.
+ Tư sản mại bản câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp công nhân Việt Nam:
+ Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.
+ Nhanh chóng vươn lên thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ.