Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân ta ở miền Nam
Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 21 Trang 165: Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân ta ở miền Nam đã diễn ra như thế nào trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954?
Trả lời
- Chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm.
- Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
- Bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
- Đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước.
- Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
- Tháng 8 - 1954, “phong trào hòa bình” của trí thức và tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 21 Trang 165: Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào
Trả lời
* Hoàn cảnh:
- Lực lượng cách mạng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.
- Mĩ – Diệm liên tục thi hành chính sách“tố cộng, diệt cộng”, luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam.
- 1/1959: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã xác định phương hướng cơ bản cho cách mạng miền Nam.
* Diễn biến:
- Ban đầu diễn ra lẻ tẻ ở từng địa phương rồi lan rộng ra toàn miền Nam .
- 17/1/1960: Ở Bến Tre, phong trào bùng nổ ở ba xã thuộc huyện Mỏ Cày. Sau đó lan ra các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
* Kết quả:
- Ở nhiều nơi chính quyền địch bị tan rã.
- Chính quyền tự quản của nhân dân được thành lập ở nhiều thôn, xã.
* Ý nghĩa:
- Giáng đòn nặng nề vào ách thống trị của Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- 20/12/1960: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.