Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp


Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19

Bài 2 trang 133 Lịch Sử 8: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?

Trả lời

Thứ nhất: Các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Hàng chục cuộc khỏi nghĩa lớn, nhỏ đã nổ ra, tiêu biểu như:

 + Cuộc khởi nghĩa đồng bào Mông ở Hà Giang từ 1894-1896 do Hà Quốc Thượng đứng đầu.

 + Cuộc khởi nghĩa của người Thái từ 1884-1890 dưới sự lãnh đạo của Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan.

Thứ hai: Mặc dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đều lần lượt thất bại. Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh này là do:

- Sự chênh lệch về lực lượng, vũ khí, kĩ thật giữa đồng bào miền núi và thực dân Pháp.

 + các cuộc đấu tranh của đồng bào miền núi : lực lượng chiến đấu chủ yếu là người dân trong buôn làng – chưa qua huấn luyện, đào tạo về quân sự; vũ khí thô sơ, lạc hậu (vd: chông, giáo..) ...

 + Thực dân Pháp: Lực lượng chiến đấu là những đội quân tinh nhuệ, được huấn luyện, đào tạo bài bản; vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại (súng đại bác, tàu chiến...)...

- Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào mang tính toàn quốc → dễ dàng bị kẻ thù tập trung lực lượng để đàn áp.

Thứ ba: Mặc dù thất bại, song các cuộc đấu tranh này đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân các dân tộc Việt Nam; làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau đó.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 8 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Lịch Sử 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.