Xã hội nước Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào
Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 2 Trang 11:Xã hội nước Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?
Trả lời
Xã hội phong kiến Pháp trước cách mạng phân chia thành 3 đẳng cấp có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:
- Đẳng cấp Tăng lữ: đảm đương chức vụ tôn giáo, đại diện cho tư tưởng triết học nhà thờ chống lại tư tưởng triết học Ánh sáng.
- Đẳng cấp Quý tộc: có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với chế độ phong kiến chuyên chế nên quý tộc phong kiến ra sức bảo vệ nhà vua.
- Đẳng cấp thứ ba:
+ gồm nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, như: giai cấp tư sản, nông dân và bình dân thành thị.
+ Đẳng cấp thứ ba không có quyền lợi chính trị và bị hai đẳng cấp trên bóc lột nặng nề.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 2 Trang 11:Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?
Trả lời
Bức tranh “tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” đã diễn tả một cách cô đọc, súc tích nhất về nỗi thống khổ của người nông dân Pháp cuối thế kỉ 18. Qua bức tranh có thể thấy:
+ Người nông dân phải chịu sự áp bức, bóc lột hết sức nặng nề của cả hai đẳng cấp Tăng lữ và quý tộc.
+ Công cụ canh tác của người nông dân rất thô sơ, lạc hậu (chiếc cuốc đã mòn vẹt), do đó năng suất lao động mà họ thu được rất thấp.
+ không những vậy, mùa màng còn thường xuyên bị các con vật như chim, chuột, thỏ phá hoại... điều này khiến cho cuộc sống của người nông dân càng thêm khốn khó, cùng cực.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 2 Trang 11: Dụa vào những đoạn trích ngắn trên, em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te- xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Trả lời
- Một số điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te- xki-ơ:
+ Đề cao quyền tự do chính trị của công dân.
+ Kêu gọi thành lập một chế độ mới nhằm đảm bảo quyền tự do của công dân về chính trị.
- Một số điểm chủ yếu trong tư tưởng của Vôn-te:
+ Phê phán sự dối trá, thối nát, mục rỗng của chế độ phong kiến chuyên chế.
+ Phê phán sự ngu dốt, “đê tiện” của bọn tăng lữ và quý tộc.
- Một số điểm chủ yếu trong tư tưởng của Rút-xô:
+ Phản ánh sự mất tự do, dân chủ của người dân Pháp trong xã hội phong kiến chuyên chế.
+ Đề cao các quyền tự do, dân chủ của mọi công dân và khẳng định “tự do là quyền tự nhiên của con người”.